Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp thời gian tới
Chiều 3-4, Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ giải đáp một số vấn đề dư luận quan tâm về tình hình sản xuất công nghiệp, vấn đề xuất khẩu gạo, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN).Theo báo cáo của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp ba tháng đầu năm có tăng trưởng nhưng ở mức thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,1%, là mức tăng trưởng thấp so cùng kỳ, trong đó nhóm ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành khó khăn nhất, chỉ số sản xuất ba tháng thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước. Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến chính thì có đến 18 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm.Xuất khẩu của nhóm các DN trong nước mà chủ yếu là nhóm các DN vừa và nhỏ không tăng, làm cho sản xuất của nhóm này khó khăn hơn, sản xuất của những ngành là nguyên liệu đầu vào vì thế cũng bị ảnh hưởng. Một số ngành như dệt may, giày dép đã qua ba tháng nhưng đơn hàng xuất khẩu chưa...
Theo báo cáo của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp ba tháng đầu năm có tăng trưởng nhưng ở mức thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,1%, là mức tăng trưởng thấp so cùng kỳ, trong đó nhóm ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành khó khăn nhất, chỉ số sản xuất ba tháng thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước. Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến chính thì có đến 18 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm.
Xuất khẩu của nhóm các DN trong nước mà chủ yếu là nhóm các DN vừa và nhỏ không tăng, làm cho sản xuất của nhóm này khó khăn hơn, sản xuất của những ngành là nguyên liệu đầu vào vì thế cũng bị ảnh hưởng. Một số ngành như dệt may, giày dép đã qua ba tháng nhưng đơn hàng xuất khẩu chưa ổn định và có dấu hiệu giảm so với năm trước, nhiều DN có đơn hàng trong quý I nhưng khối lượng đơn hàng nhỏ, chỉ một số ít DN có đơn hàng hết quý II, do vậy sản xuất của những ngành là nguyên liệu đầu vào cho những ngành này như sợi, dệt vải vì thế cũng giảm theo.
Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Theo Bộ Công thương, từ nay đến cuối năm, các DN, các Sở Công thương và các đơn vị trực thuộc Bộ cần thực hiện các giải pháp: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế; tái cơ cấu DN nhà nước, rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Tập trung giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm. Các DN đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu, các máy móc thiết bị sản xuất trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Theo dõi sát tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn; phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN xuất khẩu; triển khai thực hiện tốt Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 1 nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu; tiếp tục thực hiện các chính sách hạn chế nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, góp phần kiềm chế nhập siêu; Chương trình Xúc tiến thương mại nội địa, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hướng người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng hóa Việt Nam, tổ chức các đợt bán hàng về khu vực nông thôn và các khu công nghiệp; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá và việc chấp hành theo quy định của pháp luật về quản lý giá, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()