Nhiều dự án cây trồng hỗ trợ nông dân thoát nghèo đã phát huy hiệu quả
Nhằm hỗ trợ nông dân thoát nghèo, thời gian qua ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án cây, con giống tại nhiều địa phương trên cả nước đến nay nhiều dự án đã phát huy hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Qua 5 năm triển khai triển khai trồng tre măng bát độ, đến nay tỉnh Yên Bái đã hình thành vùng tre măng bát độ tập trung, góp phần tích cực giúp người nông dân có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống. Hiện tỉnh Yên Bái có trên 6.300 ha cây tre các loại (trong đó có khoảng 2.835 ha tre măng bát độ), hàng năm cung cấp cho công nghiệp chế biến với sản lượng nguyên liệu giấy đạt 180.000 tấn và sản lượng măng đạt 87.000 tấn. Giá măng sơ chế ổn định từ 3.000-3.500đ/kg. Mỗi năm xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… từ 2.500-3.000 tấn, giá 0,56/USD/kg. Từ năm 2006, Công ty TNHH Vạn Đạt (100% vốn nước ngoài), trụ sở chính tại TP Hải Dương đã tổ chức liên kết với nông dân huyện Trấn Yên...
Nhằm hỗ trợ nông dân thoát nghèo, thời gian qua ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án cây, con giống tại nhiều địa phương trên cả nước đến nay nhiều dự án đã phát huy hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Qua 5 năm triển khai triển khai trồng tre măng bát độ, đến nay tỉnh Yên Bái đã hình thành vùng tre măng bát độ tập trung, góp phần tích cực giúp người nông dân có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống. Hiện tỉnh Yên Bái có trên 6.300 ha cây tre các loại (trong đó có khoảng 2.835 ha tre măng bát độ), hàng năm cung cấp cho công nghiệp chế biến với sản lượng nguyên liệu giấy đạt 180.000 tấn và sản lượng măng đạt 87.000 tấn. Giá măng sơ chế ổn định từ 3.000-3.500đ/kg. Mỗi năm xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… từ 2.500-3.000 tấn, giá 0,56/USD/kg. Từ năm 2006, Công ty TNHH Vạn Đạt (100% vốn nước ngoài), trụ sở chính tại TP Hải Dương đã tổ chức liên kết với nông dân huyện Trấn Yên trồng tre bát độ lấy măng. Công ty ký hợp đồng cho người dân vay vốn không tính lãi bằng giống cây, phân bón và một phần công lao động, thu mua sản phẩm theo giá thị trường. Người dân tổ chức trồng, bán sản phẩm và trả nợ bằng cách khấu trừ vào tiền sản phẩm cho công ty trong 3 năm; thời gian liên kết trong 10 năm, từ 2006 đến 2016. Đến nay, Công ty TNHH Vạn Đạt liên kết với nông dân trồng được 1.100 ha tre măng bát độ, trung bình mỗi năm thu mua 7.500-8.000 tấn măng đã qua sơ chế. Công ty cổ phần Yên Thành cũng tiếp nhận 150 ha tre măng bát độ từ Công ty Cà phê Yên Bái trồng tại một số xã của huyện Yên Bình. Từ năm 2009, Công ty Yên Thành mở rộng diện tích trồng thêm 75 ha, liên kết với nông dân trồng 400 ha măng bát độ.Tỉnh Yên Bái đang xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích tre măng bát độ (hay gọi là tre Điềm trúc) từ hơn 2.800 ha lên 6.000ha từ nay đến hết năm 2015; trong đó, có 4.600 ha tre bát độ lấy cây và 1.500 ha các loại tre luồng khác lấy măng và phục vụ nguyên liệu giấy.Nhằm giảm tỷ lệ hộ nông dân nghèo, tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch “Hỗ trợ nông dân nghèo phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo giai đoạn 2008 – 2010”. Sau hơn 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã có hơn 27.000 lượt cán bộ Hội và các hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đăng ký nhận giúp đỡ 29.558 lượt hộ nghèo; trong đó đã có 6.323 hộ thoát nghèo và hơn 600 hộ vươn lên khá; hơn 870.000 lượt hộ nghèo được hỗ trợ vốn, hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức, khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón…, giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 18,2% so với hộ nghèo chung của tỉnh. Đạt được kết quả trên, các cấp Hội nông dân (HND) tỉnh Hải Dương đã đa dạng hóa các hình thức giúp đỡ hỗ trợ, giúp hội viên thoát nghèo bền vững: tổ chức hơn 4.800 buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 240.000 lượt hội viên tham gia; Hội Nông dân tỉnh tổ chức 8 lớp cho 225 lao động nghèo học các lớp ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản. Các cấp hội cũng nhận ứng trả chậm trên 15.000 tấn phân bón cho 24.767 lượt hộ nghèo với số tiền hơn 70,5 tỷ đồng; cung ứng 30 vạn giống cây con trị giá hơn 12,7 tỷ đồng; tín chấp với các tổ chức tín dụng, phát triển quỹ Hội tạo điều kiện cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.
Kế hoạch “Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo” được nông dân tỉnh Hải Dương tích cực hưởng ứng, trở thành phong trào lan rộng với nhiều cách làm hay, đạt hiệu quả. Tiêu biểu như: bà Phạm Thị Cải giúp hộ bà Phạm Thị Năm (thôn Cam Đông, xã Việt Hưng, huyện Kim Thành) 60 con lợn giống; hộ ông Nguyễn Văn Tuệ tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động ở chi hội thôn Lai Khê (xã Phúc Điền, huyện Nam Sách) với thu nhập từ 700.000 – 800.000 đồng/tháng. N hiều tập thể, cá nhân điển hình giúp các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo như Hội Nông dân xã Thái Thịnh (huyện Kinh Môn), xã Liên Mạc (huyện Thanh Hà)… Gia đình anh Hà Văn Minh (41 tuổi, ở xã Tân Hương, huyện Ninh Giang) với 4 nhân khẩu được ông Nguyễn Văn Tươi – hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh tư vấn, giúp đỡ, được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng đã đầu tư đào ao thả cá kết hợp chăn nuôi gia cầm, mỗi năm thu lãi khoảng 25 triệu đồng./.
Theo Website Dangcongsan
Ý kiến ()