LSO-Văn Quan là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, kết cấu hạ tầng, kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, những năm qua dưới sự đoàn kết, đổi mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc cùng các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho miền núi ngày càng hoàn thiện, kinh tế, văn hóa, xã hội trong huyện đã ngày càng phát triển. Hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005- 2010. Nông dân xã Khánh Khê, huyện Văn Quan khẩn trương gieo cấy lúa mùa - Ảnh: Khánh LyGiai đoạn 2005- 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 11,25%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu đồng/người/năm, vượt gần 14% so với chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, so với năm 2005, tỉ trọng giá trị sản lượng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 49,48% xuống còn 39,5%, công nghiệp xây dựng tăng từ 16,52% lên 21,5%, thương mại...
LSO-Văn Quan là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, kết cấu hạ tầng, kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, những năm qua dưới sự đoàn kết, đổi mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc cùng các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho miền núi ngày càng hoàn thiện, kinh tế, văn hóa, xã hội trong huyện đã ngày càng phát triển. Hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra trong nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005- 2010.
|
Nông dân xã Khánh Khê, huyện Văn Quan khẩn trương gieo cấy lúa mùa – Ảnh: Khánh Ly |
Giai đoạn 2005- 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 11,25%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu đồng/người/năm, vượt gần 14% so với chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, so với năm 2005, tỉ trọng giá trị sản lượng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 49,48% xuống còn 39,5%, công nghiệp xây dựng tăng từ 16,52% lên 21,5%, thương mại dịch vụ tăng từ 33,96 lên 39% năm 2010. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi. Đã tổ chức tập huấn cho hàng nghìn nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật…và tổ chức hàng trăm mô hình trình diễn về các loại cây trồng có năng suất cao. Sản xuất lâm nghiệp cũng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, các chương trình, dự án, đề án về phát triển lâm nghiệp được triển khai thực hiện có hiệu quả. Bình quân hàng năm trồng mới được 800ha rừng, tăng 50% so với mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra, độ che phủ của rừng được nâng từ 41% năm 2005 lên 48% năm 2010. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển, giá trị bình quân hàng năm đạt 19,8 tỉ đồng, tăng 19,2%/năm. Các thành phần kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh, HTX dịch vụ nông nghiệp phát triển khá đa dạng. Năm 2005 có 20 HTX, 106 mô hình kinh tê hộ thì đến năm 2010 đã có 29 HTX, 649 hộ cá thể đăng ký kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu là vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc, khai thác khoáng sản, sửa chữa cơ khí nhỏ, điện, điện tử…Kinh doanh thương mại cũng phát triển đa dạng về cả hình thức lẫn mặt hàng kinh doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bình quân hàng năm đạt trên 80 tỉ đồng, tăng 15,2% so với giai đoạn 2001- 2005. Phương tiện vận tải, bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và thông tin liên lạc trên địa bàn. Toàn huyện hiện có 22 điểm bưu điện văn hóa xã, tăng 9 điểm so với năm 2005; 100% xã có báo đọc trong ngày, được phủ sóng viễn thông, số máy điện thoại tăng mạnh, nhất là điện thoại di động. Công tác tài chính tín dụng có nhiều tiến bộ, tổng thu ngân sách hàng năm tăng 12% so với chỉ tiêu giao. Đầu tư kết cấu hạ tầng đạt được nhiều kết quả tích cực, tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm 2005- 2010 đạt trên 400 tỉ đồng, tăng 54% so với giai đoạn trước. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn cũng được quan tâm đầu tư. Đến nay đã có 100% số xã xe ô tô đến được trung tâm, trong đó có 75% số xã ô tô đi được 4 mùa; trên 96% thôn có đường xe cơ giới đến được trung tâm thôn, có 8 điểm chợ thuận tiện cho lưu thông, trao đổi hàng hóa; 100% xã có điện lưới quốc gia với gần 90% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện; 82% dân cư nông thôn, 95% cư dân thị trấn, thị tứ được dùng nước hợp vệ sinh.
Giai đoạn 2010- 2015, Đảng bộ huyện Văn Quan tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành của các cấp chính quyền về kinh tế- xã hội. Huy động tối đa các nguồn lực, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước theo các chương trình, dự án. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống. Đặc biệt, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường đoàn kết các dân tộc, tiếp tục đổi mới, xây dựng quê hương Văn Quan phát triển toàn diện.
H.H
Ý kiến ()