Nhật Bản và Ấn Độ: Ký hiệp định tự do thương mại
Nhật Bản và Ấn Độ hôm nay đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) cho phép giảm, loại bỏ các loại thuế quan đối với hơn 94% mặt hàng trong vòng 10 năm, tập trung vào ngành dệt may, thuốc, ô-tô và các lĩnh vực dịch vụ.Hiệp định được Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara và Bộ trưởng Thương mại Anand Sharma ký tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đúng vào thời điểm kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước suy giảm. Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản, cho biết, kim ngạch thương mại giữa hai nước giảm 23% xuống còn 10 tỷ USD vào năm 2009.Ấn Độ hiện là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang tìm kiếm những thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của mình.Trong một báo cáo, Tổ chức Thương mại thế giới, cho biết, thị trường mở sẽ giúp cho nền kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng. Hôm thứ hai, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Trong nỗ lực khác nhằm...
Hiệp định được Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara và Bộ trưởng Thương mại Anand Sharma ký tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đúng vào thời điểm kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước suy giảm. Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản, cho biết, kim ngạch thương mại giữa hai nước giảm 23% xuống còn 10 tỷ USD vào năm 2009.
Ấn Độ hiện là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang tìm kiếm những thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của mình.
Trong một báo cáo, Tổ chức Thương mại thế giới, cho biết, thị trường mở sẽ giúp cho nền kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng. Hôm thứ hai, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong nỗ lực khác nhằm để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, Nhật Bản đang xem xét một kế hoạch tài chính một số dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anand Sharma đề xuất lập một quỹ 9 tỷ USD nhằm giúp phát triển hành lang công nghiệp Delhi-Mumbai sau này.
Giới phân tích cho rằng, Hiệp định FTA Ấn Độ và Nhật Bản sẽ mở đường để Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực khai thác đất hiếm – được sử dụng nhiều trong các sản phẩm công nghệ cao, trong đó có điện thoại di động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()