Nhật Bản tổ chức tưởng niệm 67 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki
Ngày 9/8, tại công viên Hòa Bình ở thành phố Nagasaki đã diễn ra lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này cách đây 67 năm với lời kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản không còn nỗi lo về hạt nhân. Tượng đài Hòa bình ở công viên Hòa Bình Nagasaki (Ảnh: AFP)Khoảng 5.600 người, gồm cả những người sống sót và gia đình của các nạn nhân trong vụ ném bom đã tham gia lễ tưởng niệm. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản John Roos và ông Clifton Truman Daniel - một người cháu trai của cố Tổng thống Mỹ Harry Truman (người đã ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki trong thế chiến thứ II) cũng tham gia buổi lễ.Đây là chuyến thăm Nhật đầu tiên của một thành viên trong gia đình cố Tổng thống Truman và được tài trợ bởi tổ chức Di sản Sadako - tên của một nạn nhân bom nguyên tử đã mất vì bệnh bạch cầu ở độ tuổi 12. Ông Daniel, một cựu nhà báo, tuyên...
Ngày 9/8, tại công viên Hòa Bình ở thành phố Nagasaki đã diễn ra lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này cách đây 67 năm với lời kêu gọi xây dựng một nước Nhật Bản không còn nỗi lo về hạt nhân.
Tượng đài Hòa bình ở công viên Hòa Bình Nagasaki (Ảnh: AFP) |
Khoảng 5.600 người, gồm cả những người sống sót và gia đình của các nạn nhân trong vụ ném bom đã tham gia lễ tưởng niệm. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản John Roos và ông Clifton Truman Daniel – một người cháu trai của cố Tổng thống Mỹ Harry Truman (người đã ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki trong thế chiến thứ II) cũng tham gia buổi lễ.
Đây là chuyến thăm Nhật đầu tiên của một thành viên trong gia đình cố Tổng thống Truman và được tài trợ bởi tổ chức Di sản Sadako – tên của một nạn nhân bom nguyên tử đã mất vì bệnh bạch cầu ở độ tuổi 12. Ông Daniel, một cựu nhà báo, tuyên bố ông quyết định đến thăm Hiroshima và Nagasaki vì ông cần biết hậu quả từ quyết định của ông mình. Đây cũng là một phần trong nỗ lực góp phần tiến đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Buổi lễ tưởng niệm được bắt đầu tại công viên Hòa bình Nagasaki với nghi thức đầu tiên là bổ sung tên của những người bị thiệt mạng do tác động của quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống thành phố này từ 67 năm về trước. Đúng như tên gọi của nó, quả bom nguyên tử plutonium có tên “Fat Man” mà máy bay Mỹ ném xuống Nagasaki có sức công phá lớn hơn nhiều so với quả bom “Little Boy” ném xuống thành phố Hiroshima trước đó 3 ngày và làm 74.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của vụ việc trên vẫn còn kéo dài tới tận bây giờ. Cứ mỗi năm, lại có nhiều người bị thiệt mạng bởi những di chứng nhiễm phóng xạ trong vụ ném bom ngày 9/8/1945.
Hiện tấm bia tưởng niệm ở công viên Hòa bình Nagasaki khắc tên của tổng số 158.754 người thiệt mạng từ những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của vụ ném bom nguyên tử do Mỹ thực hiện từ năm 1945, trong đó có 3.305 trường hợp được ghi nhận là thiệt mạng trong năm ngoái.
Sau đó, vào lúc 11 giờ 02 phút (giờ địa phương), ngày 9/8, tiếng chuông ngân vang tại công viên Hòa bình Nagasaki, đánh dấu một phút mặc niệm thời khắc Mỹ thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản vào 67 năm về trước.
Trong bản Tuyên bố Hòa bình nhân sự kiện này, Thị trưởng thành phố Nagasaki,, ông Tomihisa Taue đã nhắc tới thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi hồi năm ngoái. Qua đó, ông kêu gọi chính phủ Nhật Bản cần đặt ra những mục tiêu mới trong chính sách năng lượng để xây dựng một xã hội không còn tồn tại những mối lo ngại về chất phóng xạ. Bên cạnh đó, ông Taue cũng cho rằng, chính phủ Nhật bản cần đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm hoàn tất những chính sách kể trên.
Trong lời phát biểu ngày 9/8, ông Taue còn kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò tiên phong trong những nỗ lực nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới. Theo quan điểm của ông Taue, cộng đồng thế giới hiện không chỉ cần cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân mà còn cần hạn chế tất cả các công đoạn phát triển hay triển khai loại vũ khí chết người này nhằm đảm bảo rằng, Nagasaki là thành phố cuối cùng trên thế giới phải hứng chịu tình cảnh bị tấn công hạt nhân.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()