Nhật Bản nỗ lực giảm lo ngại do việc bơm nước nhiễm xạ ra biển
Theo Tân Hoa xã, ngày 5-4, Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản B.Cai-đa cho biết, nước này có thể không bơm thêm nước nhiễm xạ trong các bể chứa của Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 ra biển Thái Bình Dương nữa. Khoảng 20.000 tấn nước nhiễm xạ có thể được lưu cất trong nhà kho của lò phản ứng số 2.Ông Cai-đa nói rằng, mức độ nhiễm xạ trong nước thải ra biển không nguy hại đối với sức khỏe con người, tuy nhiên chưa được khẳng định nó có ảnh hưởng các loài sinh vật biển hay không. Đến trưa 5-4, khoảng 3.430 trong tổng số 11.500 tấn nước nhiễm xạ trong các bể chứa của Nhà máy điện Phư-cư-si-ma số 1 đã được tháo ra biển.* Cùng ngày, Công ty Điện lực Tô-ki-ô (TEPCO), đơn vị điều hành Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1, cho biết, nồng độ phóng xạ i-ốt-131 trong nước biển chung quanh lò phản ứng Phư-cư-si-ma số 1 đã giảm. Chính phủ Nhật Bản yêu cầu TEPCO hỗ trợ tài chính cho 10 địa phương và 80.000 người sống trong phạm vi bán kính...
Ông Cai-đa nói rằng, mức độ nhiễm xạ trong nước thải ra biển không nguy hại đối với sức khỏe con người, tuy nhiên chưa được khẳng định nó có ảnh hưởng các loài sinh vật biển hay không. Đến trưa 5-4, khoảng 3.430 trong tổng số 11.500 tấn nước nhiễm xạ trong các bể chứa của Nhà máy điện Phư-cư-si-ma số 1 đã được tháo ra biển.
* Cùng ngày, Công ty Điện lực Tô-ki-ô (TEPCO), đơn vị điều hành Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1, cho biết, nồng độ phóng xạ i-ốt-131 trong nước biển chung quanh lò phản ứng Phư-cư-si-ma số 1 đã giảm. Chính phủ Nhật Bản yêu cầu TEPCO hỗ trợ tài chính cho 10 địa phương và 80.000 người sống trong phạm vi bán kính 20 km từ lò phản ứng số 1 và 10 km từ lò phản ứng số 2, buộc phải sơ tán từ ngày 31-3 vừa qua.
* Nhật Bản đã đề nghị tập đoàn nguyên tử quốc doanh Rosatom của Nga chuyển tới Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 một thiết bị để loại bỏ chất thải phóng xạ lỏng. Thiết bị này được thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 2001 để loại chất thải khỏi những tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân không còn sử dụng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()