Nhật Bản giám sát chặt chẽ hoạt động của đội tàu hải quân Trung Quốc
Hãng thông tấn NHK, ngày 16/10, trích tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, các lực lượng hải quân của nước này đang giám sát chặt chẽ một đội tàu hải quân của Trung Quốc đang hành trình ngoài vùng lãnh hải của Nhật Bản thuộc phía Bắc tỉnh Okinawa. Hãng thông tấn NHK công bố hình ảnh về 7 tàu hải quân Trung Quốc đang hành trình ngoài vùng lãnh hải của Nhật BảnBộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, sáng ngày 16/10, các máy bay tuần tra của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) đã phát hiện ra 7 chiếc tàu hải quân của Trung Quốc cách đảo Yonaguni thuộc tỉnh Okinawa 49 km về phía Nam. Các tàu trên hiện đang hành trình về phía Bắc từ Thái Bình Dương tới biển Hoa Đông.Nguồn tin trên cũng cho biết thêm, một số tàu hải quân của Trung Quốc đã vượt qua vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản thuộc một hòn đảo khác gần Yanaguni.Luật pháp quốc tế cho phép tàu hải quân nước ngoài đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của các nước khác. Tuy nhiên, Bộ Quốc...
Hãng thông tấn NHK, ngày 16/10, trích tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, các lực lượng hải quân của nước này đang giám sát chặt chẽ một đội tàu hải quân của Trung Quốc đang hành trình ngoài vùng lãnh hải của Nhật Bản thuộc phía Bắc tỉnh Okinawa.
Hãng thông tấn NHK công bố hình ảnh về 7 tàu hải quân Trung Quốc đang hành trình |
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, sáng ngày 16/10, các máy bay tuần tra của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) đã phát hiện ra 7 chiếc tàu hải quân của Trung Quốc cách đảo Yonaguni thuộc tỉnh Okinawa 49 km về phía Nam. Các tàu trên hiện đang hành trình về phía Bắc từ Thái Bình Dương tới biển Hoa Đông.
Nguồn tin trên cũng cho biết thêm, một số tàu hải quân của Trung Quốc đã vượt qua vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản thuộc một hòn đảo khác gần Yanaguni.
Luật pháp quốc tế cho phép tàu hải quân nước ngoài đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của các nước khác. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên, Trung Quốc cử một đội tàu hải quân tới khu vực này.
Phát biểu trước báo giới, ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho biết, có nhiều khả năng đội tàu hải quân của Trung Quốc đang trên đường trở về nước sau hành trình tiến vào Thái Bình Dương ngày 4/10 vừa qua. Bên cạnh đó, ông Morimoto cũng khẳng định rằng, MSDF sẽ tiếp tục giám sát tình hình cả trên biển và trên không để có thể thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động của các tàu Trung Quốc.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang có nhiều diễn biến phức tạp, chính quyền Tokyo tiếp tục theo đuổi nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm thu hút sự ủng hộ từ phía dư luận quốc tế về vấn đề này. Trong một diễn biến mới đây nhất, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba, ngày 15/10, đã giải thích lập trường của Nhật Bản với ông William Burns – thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đang ở thăm Nhật Bản – trong giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Trong buổi đối thoại ngày 15/10 với đại diện ngoại giao Mỹ, ông Gemba nêu rõ, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản, xét cả về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Gemba nhấn mạnh, phía Tokyo đang nỗ lực để thúc đẩy các vòng đối thoại với Bắc Kinh về vấn đề này và hi vọng sẽ nhận được những phản ứng “bình tĩnh” từ phía Trung Quốc.
Cuộc đối thoại giữa đại diện ngoại giao Nhật Bản và Mỹ diễn ra trong bối cảnh mới đây, ông Gemba đã công bố kế hoạch sẽ tới thăm một số nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức trong tuần này để giải thích chủ quyền không tranh cãi của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đưa ra phản ứng trước những thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định, những nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ phía các nước khác để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ hoàn toàn không phát huy hiệu quả.
Ông Hồng Lỗi nêu rõ, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xa xưa và phía Nhật Bản không thể bác bỏ những “thực tế và mặt lịch sử” nhằm đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền đối với một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Cũng trong buổi họp báo ngày 15/10, ông Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định lập trường của Bắc Kinh nhằm bác bỏ sự can thiệp của Mỹ vào cuộc tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi tuyên bố: “Mỹ đã từng khẳng định rằng họ sẽ tỏ ra công bằng trong cuộc tranh cãi về chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Và chúng tôi hi vọng chính quyền Washington sẽ giữ lời”.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()