"Nhân tố Mỹ" đẩy chứng khoán châu Á đi xuống
Tiếp nối màu đỏ trải dài trên các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu trong phiên ngày 2/6, chứng khoán châu Á trong phiên cuối tuần 3/6 cũng phần lớn ngập trong sắc đỏ.Các nhà đầu tư châu Á vẫn lo ngại về triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ khi khép lại phiên cuối tuần họ còn chưa rõ về số liệu việc làm trong tháng 5 của Mỹ - một chỉ báo rất quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới, bởi số liệu chủ chốt này được công bố vào cuối ngày 3/6 theo giờ Mỹ, mà khi đó tại châu Á đã sang ngày thứ Bảy 4/6. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã lan sang phiên thứ hai liên tiếp trong khu vực khi thị trường đón nhận một loạt chỉ số yếu kém của nền kinh tế Mỹ được công bố rải rác trong tuần, cùng cảnh báo hạ bậc tín nhiệm về nợ công của Mỹ do hãng Moody's đưa ra ngày 2/6.Một loạt các thị trường lớn trong khu vực, từ Nhật Bản, Hong Kong, Australia cho tới Hàn Quốc, Philippines,...
Tiếp nối màu đỏ trải dài trên các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu trong phiên ngày 2/6, chứng khoán châu Á trong phiên cuối tuần 3/6 cũng phần lớn ngập trong sắc đỏ.
Các nhà đầu tư châu Á vẫn lo ngại về triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ khi khép lại phiên cuối tuần họ còn chưa rõ về số liệu việc làm trong tháng 5 của Mỹ – một chỉ báo rất quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới, bởi số liệu chủ chốt này được công bố vào cuối ngày 3/6 theo giờ Mỹ, mà khi đó tại châu Á đã sang ngày thứ Bảy 4/6.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã lan sang phiên thứ hai liên tiếp trong khu vực khi thị trường đón nhận một loạt chỉ số yếu kém của nền kinh tế Mỹ được công bố rải rác trong tuần, cùng cảnh báo hạ bậc tín nhiệm về nợ công của Mỹ do hãng Moody's đưa ra ngày 2/6.
Một loạt các thị trường lớn trong khu vực, từ Nhật Bản, Hong Kong, Australia cho tới Hàn Quốc, Philippines, New Zealand, đều đi xuống, với các mức giảm lần lượt là 0,66%; 0,41%; 0,38%; 0,73%; 0,63 và 1,04%. Duy chỉ có hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan là đi ngược xu hướng trên, khi cùng tăng lần lượt là 0,89% và 0,61%.
Sự lội ngược dòng của chỉ số Shanghai Composit trong phiên này chủ yếu là do trong phiên 2/6 trước đó, sàn này đã trượt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua và giá các cổ phiếu đã trở nên rẻ hơn rất nhiều, kích thích các nhà đầu tư gia tăng hoạt động mua gom trở lại ở vùng giá thấp.
Hiện mọi tâm điểm của thị trường đang dồn vào số liệu việc làm tháng 5 của Mỹ, được công bố vào cuối ngày 3/6 theo giờ Mỹ. Theo các chuyên gia, sau một loạt số liệu kém khả quan đã được công bố trong tuần, nhiều khả năng chỉ số này cũng sẽ không mấy sáng sủa.
Nếu chỉ số này không được như kỳ vọng, nhu cầu đầu tư vào các tài sản có độ rủi rao cao như cổ phiếu có thể sẽ giảm bớt, đặc biệt ở vào thời điểm gói kích thích trị giá 600 tỷ USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sắp kết thúc theo đúng kế hoạch, và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ còn đang lưỡng lự trong việc liệu có nên tiếp tục đưa ra một chương trình hỗ trợ khác cho nền kinh tế còn hết sức mong manh này hay không.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 2/6, các thị trường chứng khoán từ châu Á qua châu Âu đến Mỹ cũng đều chìm trong sắc đỏ, với hầu hết các chỉ số chính của châu Âu như FTSE 100 của Anh, CAC 40 của Pháp và DAX của Đức đều đồng loạt giảm điểm ở các mức giảm khá sâu, lần lượt là 1,36%; 1,89% và 1,99%. Trong 3 chỉ số chính của Phố Wall, Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt là 0,34% và 1,61%; chỉ có Nasdaq Composite là lội ngược dòng khi tăng nhẹ 0,15%./.
Theo VietnamPlus.vn
Ý kiến ()