LSO-Lạng Sơn có nhiều chủng loại rau đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng do nhận thức của người sản xuất về rau an toàn (RAT) còn hạn chế, việc sản xuất không theo đúng quy trình như: bón phân chuồng tươi, bón đạm nhiều, nước tưới nhiễm bẩn, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng quy định và chưa đảm bảo thời gian cách ly…nên sản phẩm rau cung ứng cho thị trường chưa đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, việc sản suất RAT là rất cần thiết. Từ năm 2010, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất RAT theo hướng VietGAP theo chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua 2 năm triển khai thực hiện, các mô hình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tham quan mô hình sản xuất RAT ở xã Tân Liên huyện Cao LộcÔng Hoàng Văn Đảy, Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: để triển khai có hiệu quả dự án, đơn vị luôn quan...
LSO-Lạng Sơn có nhiều chủng loại rau đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng do nhận thức của người sản xuất về rau an toàn (RAT) còn hạn chế, việc sản xuất không theo đúng quy trình như: bón phân chuồng tươi, bón đạm nhiều, nước tưới nhiễm bẩn, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng quy định và chưa đảm bảo thời gian cách ly…nên sản phẩm rau cung ứng cho thị trường chưa đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, việc sản suất RAT là rất cần thiết. Từ năm 2010, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất RAT theo hướng VietGAP theo chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua 2 năm triển khai thực hiện, các mô hình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tham quan mô hình sản xuất RAT ở xã Tân Liên huyện Cao Lộc
Ông Hoàng Văn Đảy, Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: để triển khai có hiệu quả dự án, đơn vị luôn quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm giúp người nông dân hiểu về khái niệm RAT và sản xuất RAT theo hướng ViệtGAP, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về sản xuất RAT đối với sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, hướng dẫn cho người nông dân từng bước cụ thể để tiến hành sản xuất RAT qua các mô hình điểm như: việc lựa chọn địa điểm sản xuất, kỹ thuật chăm sóc rau, ghi chép nhật ký đồng ruộng…Kết quả, đã mở được 19 lớp tập huấn cho nông dân với 557 người tham gia. Trong đó, năm 2010 mở được 14 lớp với 380 người tham gia. Tổ chức cho trên 70 nông dân ở 3 điểm làm mô hình đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh RAT tại Hợp tác xã Lĩnh Nam – Hà Nội. Năm 2011, tổ chức được 5 lớp tập huấn với 177 người tham gia và 4 chuyến tham quan cho trên 170 nông dân đi học hỏi về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh RAT. Song song với công tác tập huấn, toàn tỉnh đã xây dựng được 19 mô hình sản xuất RAT trên diện tích 19,8 ha trồng các loại rau: cải làn, cải bắp, xu hào, cải bao, cải hoa vàng, cải đắng, súp lơ xanh, cà chua, dưa chuột, đậu cove…Trong đó, năm 2010 xây dựng được 11 mô hình, năm 2011, xây dựng được 8 mô hình. Việc xây dựng các mô hình đã giúp người dân làm quen với kỹ thuật sản xuất RAT theo hướng ViệtGAP và đem lại những hiệu quả đáng kể như: giảm công lao động, giảm chi phí vật tư (thuốc BVTV, phân bón), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe cho người sản xuất. Tất cả các khâu từ làm đất, mua giống, phân bón, chăm sóc cây, phun thuốc BVTV, thu hoạch…đều được cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Do đó, lợi nhuận từ sản xuất RAT mang lại lớn hơn nhiều so với sản xuất rau thông thường như: mô hình trồng cải bắp tại huyện Bình Gia năm 2010, năng suất đạt khoảng 40 tấn/ha, tương đương 1,4 tấn/sào. Đạt thu nhập khoảng 240 triệu đồng/ha/vụ với giá bán tại thời điểm thu hoạch trung bình là 6.000đồng/kg; mô hình trồng rau cải làn tại thôn Rọ Phải, Nà Chuông, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn năm 2011, năng suất đạt khoảng 22 tấn/ha, tương đương 8 tạ/sào. Thu nhập đạt khoảng 264triệu đồng/ha/vụ với giá bán tại thời điểm thu hoạch trung bình là 12.000đồng/kg…Là một trong những địa phương được triển khai mô hình sản xuất RAT, ông Đặng Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Tân Liên, huyện Cao Lộc cho biết: so với sản xuất rau thông thường, sản xuất RAT mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Xã Tân Liên có truyền thống sản xuất rau từ nhiều năm nay, để việc sản xuất, cung ứng rau ra thị trường luôn tạo được uy tín đối với khách hàng, trên cơ sở thành công của các mô hình sản xuất RAT, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực nhân rộng các mô hình sản xuất RAT, tạo thêm công ăn việc, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân…
Có thể khẳng định rằng, hiện nay, nhận thức của nhiều người tiêu dùng về RAT đã được nâng lên, người tiêu dùng đã biết lựa chọn sản phẩm RAT cho mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Do vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, nhân rộng các mô hình trồng RAT trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng là rất cần thiết.
Đức Anh
Ý kiến ()