LSO-Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đã phá vỡ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bao vây Việt Bắc hòng tiêu diệt đầu não cuộc kháng chiến, đưa thế trận giữa ta và địch vào thế giằng co. Tiếp theo là chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tiêu diệt các binh đoàn lớn của quân Pháp, giải phóng khu vực biên giới, tạo hành lang nối liền giữa nước ta với Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, tạo nguồn lực cho cuộc tổng phản công... Tiết mục “Hà Nội - Điện Biên Phủ” trong chương trình Ngày thơ “Lạng Sơn với biển đảo Tổ quốc” - Ảnh: Việt ThịnhTrước tiến triển nhanh của cuộc kháng chiến trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, tháng 2/1951, Tại Đại hội lần thứ 2, Đảng ta đã thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, đề ra nhiệm vụ cơ bản là “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân...
LSO-Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đã phá vỡ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bao vây Việt Bắc hòng tiêu diệt đầu não cuộc kháng chiến, đưa thế trận giữa ta và địch vào thế giằng co. Tiếp theo là chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tiêu diệt các binh đoàn lớn của quân Pháp, giải phóng khu vực biên giới, tạo hành lang nối liền giữa nước ta với Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, tạo nguồn lực cho cuộc tổng phản công…
Tiết mục “Hà Nội – Điện Biên Phủ” trong chương trình Ngày thơ
“Lạng Sơn với biển đảo Tổ quốc” – Ảnh: Việt Thịnh
Trước tiến triển nhanh của cuộc kháng chiến trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, tháng 2/1951, Tại Đại hội lần thứ 2, Đảng ta đã thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, đề ra nhiệm vụ cơ bản là “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. Đảng đã đề ra 15 chính sách, trong đó nêu rõ “Thi đua ái quốc là một điệu làm việc mới. Phong trào thi đua là một phong trào quần chúng. Thi đua là thực hiện kế hoạch đã định. Lúc này kế hoạch thi đua nhằm giết giặc ngoại xâm, tăng gia sản xuất và diệt giặc dốt. Bộ đội, nông dân, công xưởng và lớp học là những nơi thi đua chính”.
Với thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, trong năm 1951, toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu được những thắng lợi khá toàn diện và vững tin bước vào năm 1952- năm con rồng với sự bứt phá mới. Để động viên toàn quân, toàn dân trong năm mới, Bác Hồ đã có bài thơ chúc tết Xuân Nhâm Thìn:
Xuân này, xuân Nhâm Thìn
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm
Chiến sĩ thi giết giặc
Đồng bào thi tăng gia
Năm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta
Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân
Chúng ta đều biết, Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà thơ, đối với Người, thơ văn chỉ là phương tiện để làm cách mạng. Thơ chúc tết của Bác, thường là có 3 phần cơ bản: phần mang tính tổng kết công việc đã làm được trong năm qua, phần đề ra nhiệm vụ trong năm tới, phần động viên quân và dân trong năm mới.
Ở bài thơ này, trong 4 câu đầu tiên, Bác điểm lại thành tựu từ những năm đầu kháng chiến đến nay “Kháng chiến vừa sáu năm/ Trường kỳ và gian khổ”. Câu đầu chỉ mang ý nghĩa “đếm” thời gian, song lại thể hiện rõ ở câu sau: Trường kỳ và gian khổ. Là lãnh tụ tối cao của cách mạng, linh hồn của cuộc kháng chiến, chỉ bằng 1 câu thơ, Bác đã khẳng định lại phương châm, đường lối của cuộc kháng chiến chống Pháp đã được Đảng nêu ra ngay từ khi chúng ta bước vào cuộc kháng chiến. Hai câu thơ bao hàm sự nỗ lực lớn lao của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong 6 năm qua. Và đến câu sau Bác khẳng định “Chắc thắng trăm phần trăm”. Câu thơ là sự “truyền lửa” cho cuộc kháng chiến; sự khẳng định “trăm phần trăm” đã truyền niềm tin tất thắng cho toàn dân tộc.
Hai câu sau, Bác chỉ ra nội dung, đối tượng của thi đua: “Chiến sĩ thi giết giặc/Đồng bào thi tăng gia” đúng như nội dung chính sách đã được Đại hội Đảng lần thứ 2 thông qua “Bộ đội, nông dân, công xưởng và lớp học là nơi thi đua chính” và khẳng định: đẩy mạnh thi đua, nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi.
Trong hai khổ thơ theo kiểu “ngũ ngôn tứ tuyệt”, Bác đã 2 lần khẳng định một cách chắc chắn rằng thắng lợi nhất định sẽ về ta. Sự lạc quan ấy dựa trên nhãn quan của một nhà cách mạng lỗi lạc, nắm chắc được quy luật cách mạng và trên cơ sở sức mạnh thực sự của quân và dân ta, lại mang ý nghĩa như một lời tiên tri. Tinh thần ấy được truyền đến mỗi người niềm tin tất thắng bằng “Mấy câu thành thật nôm na/ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”.
Ý chí Hồ Chí Minh đã biến thành ý chí của toàn dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác qua thơ chúc tết Xuân Nhâm Thìn, quân và dân ta đã phấn khởi bước vào giai đoạn mới của cách mạng. Cùng với đà phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nền kinh tế trong năm 1952 thu được những thành tựu quan trọng và đến năm 1953, Luật Cải cách ruộng đất được ban hành; đến trước tháng 5/1954, hàng chục vạn héc ta đất nông nghiệp đã được chia cho hàng vạn nông dân, trong thời kỳ này, sản lượng lương thực vùng giải phóng đã đạt gần 3 triệu tấn. Không những đảm bảo đời sống cho người nông dân, mà hàng triệu tấn lương thực thực phẩm đã được cung cấp cho bộ đội ăn no đánh thắng.
Sáu mươi năm- một “hoa giáp” đã qua, đọc lại bài thơ chúc tết Xuân Nhâm Thìn của Bác Hồ, mỗi chúng ta vẫn còn cảm thấy “có lửa” trong sự háo hức- sức mạnh của phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ mới.
Minh Hồng
Ý kiến ()