Nhân lực cho ngành tài nguyên và môi trường
Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) là ngành đa lĩnh vực, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp và gắn liền với công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành này hiện còn mất cân đối cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nhân lực ngành TN và MT còn nhiều hạn chế, bất cập.Theo đánh giá của Bộ TN và MT, đội ngũ cán bộ của bộ hiện có 8% trình độ tiến sĩ, 23% trình độ thạc sĩ, 61% trình độ đại học. Ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, có 2% trình độ tiến sĩ, 5% thạc sĩ, 43% đại học và 50% trình độ dưới đại học. Đáng chú ý, ở các địa phương, đội ngũ cán bộ TN và MT có trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 15% và vẫn còn 26,1% chưa qua đào tạo. Công tác đào tạo nguồn nhân lực TN...
Theo đánh giá của Bộ TN và MT, đội ngũ cán bộ của bộ hiện có 8% trình độ tiến sĩ, 23% trình độ thạc sĩ, 61% trình độ đại học. Ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, có 2% trình độ tiến sĩ, 5% thạc sĩ, 43% đại học và 50% trình độ dưới đại học. Đáng chú ý, ở các địa phương, đội ngũ cán bộ TN và MT có trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 15% và vẫn còn 26,1% chưa qua đào tạo. Công tác đào tạo nguồn nhân lực TN và MT còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa các lĩnh vực, các cấp đào tạo. Nhiều lĩnh vực quản lý mới của ngành chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm xây dựng chương trình và tuyển sinh kịp thời. Mặt khác, hệ thống các cơ sở đào tạo chưa có tính liên thông, liên kết cao; phần lớn chú trọng đào tạo công nghệ, kỹ thuật mà chưa chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý cho các lĩnh vực chuyên môn TN và MT. Đáng chú ý, đến năm 2010, các trường thuộc ngành TN và MT chưa đào tạo được cán bộ có trình độ đại học và sau đại học; trong khi đó chương trình, giáo trình đào tạo chưa được cập nhật, bổ sung mới…
Một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn nhân lực ngành TN và MT còn nhiều hạn chế là do nhận thức chưa đầy đủ vai trò của công tác quy hoạch, phát triển nhân lực của các ngành và các địa phương. Thực tế từ hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động chưa có sự phối hợp để xác định chất lượng nguồn nhân lực, quy mô nhân lực của mình cần để từ đó 'đặt hàng' các trường đào tạo đúng theo yêu cầu. Đến nay, vẫn chưa có quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về các chuyên ngành trong lĩnh vực TN và MT.
Để phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực TN và MT nói riêng, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực cho giai đoạn 2011-2020. Bộ TN và MT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực được coi là giải pháp có tính chất quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành TN và MT. Đặc biệt, trước yêu cầu từ nay đến năm 2015 phải đào tạo, bồi dưỡng khoảng hơn 40 nghìn nhân lực các trình độ cho ngành TN và MT, các cấp, các ngành cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, xây dựng quy hoạch mạng lưới và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TN và MT. Trong đào tạo nhân lực TN và MT cần ưu tiên đào tạo chuyên gia, cán bộ có trình độ công nghệ cao và cán bộ ở cơ sở. Đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo về TN và MT, nhất là các lĩnh vực mới, lĩnh vực còn thiếu nguồn nhân lực như phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo, huy động các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý ngành TN và MT tham gia, cộng tác với các cơ sở đào tạo; sớm hoàn thiện chương trình, giáo trình trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục các chương trình, giáo trình đào tạo hiện có để có phương án điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho ngành TN và MT.
Theo Nhandan
Ý kiến ()