LSO- Lạng Sơn – mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc, trong quá trình hình thành và phát triển đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với vị trí là vùng đất biên cương “phên dậu” của đất nước, dưới các triều đại phong kiến trải qua nhiều tên gọi khác nhau, Lạng Sơn luôn là cửa ngõ “trấn ải” chống giặc ngoại xâm. Ải Pha Lũy, Khau Cấp, ải Chi Lăng, Đường số 4 ... đã trở thành những địa danh nổi tiếng chống giặc ngoại xâm, đưa tên đất, tên người Lạng Sơn mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Cách đây 180 năm, ngày 4-11-1831 vua Minh Mệnh triều Nguyễn ban sắc chỉ chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra phía Bắc thành 18 tỉnh trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh Lạng Sơn được xác định rõ ràng về địa giới, vị trí địa lý, bộ máy hành chính trong văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam.Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược, đặt chân...
LSO- Lạng Sơn – mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc, trong quá trình hình thành và phát triển đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với vị trí là vùng đất biên cương “phên dậu” của đất nước, dưới các triều đại phong kiến trải qua nhiều tên gọi khác nhau, Lạng Sơn luôn là cửa ngõ “trấn ải” chống giặc ngoại xâm. Ải Pha Lũy, Khau Cấp, ải Chi Lăng, Đường số 4 … đã trở thành những địa danh nổi tiếng chống giặc ngoại xâm, đưa tên đất, tên người Lạng Sơn mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Cách đây 180 năm, ngày 4-11-1831 vua Minh Mệnh triều Nguyễn ban sắc chỉ chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra phía Bắc thành 18 tỉnh trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh Lạng Sơn được xác định rõ ràng về địa giới, vị trí địa lý, bộ máy hành chính trong văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược, đặt chân lên đất Lạng Sơn, nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh đã tập hợp những người có dũng khí đứng lên ngăn chặn, tấn công, không cho giặc ngoại xâm yên nghỉ. Đầu thế kỷ XX, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3-2-1930), ánh sáng cách mạng đã soi đường, chỉ lối, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn một lòng vững tin theo Đảng. Những chiến sỹ cách mạng Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri đã băng rừng, vượt suối gây dựng cơ sở cách mạng, vận động nhân dân đánh đuổi thực dân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 27-9-1940 là tiếng súng báo hiệu thời kỳ mới của cách mạng Việt nam.
Có Đảng lãnh đạo, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn cùng với cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền làm nên thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân, dân Lạng Sơn tiếp tục phát huy truyền thồng yêu nước, với khẩu hiệu “vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người” vừa củng cố hậu phương, xây dựng Lạng Sơn thành “cảng nổi” kiên cường, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến cùng cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại, giải phóng miền Nam (30-4-1975), thống nhất đất nước.
Đất nước độc lập, non sông thu về một mối, khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ, quân, dân Lạng Sơn đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo như luồng sinh khí mới thổi vào đời sống xã hội, thúc đẩy Lạng Sơn phát triển về mọi mặt. Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội sau hơn 20 năm đổi mới là tiền đề để Lạng Sơn bước tiếp trên con đường mở cửa, hội nhập. Xây dựng Lạng Sơn phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là khát vọng, là mục tiêu mà Đảng bộ, quân, dân tỉnh ta hướng tới.
Kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh là dịp ôn lại lịch sử hào hùng của mảnh đất, con người Lạng Sơn. Là dịp để mỗi người con Lạng Sơn thấy được vinh dự, tự hào và trách nhiệm của mình trong việc góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trải dài theo năm tháng, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, khoan dung, độ lượng, cần cù, sáng tạo trong lao động đã hun đúc nên truyền thống của con người Lạng Sơn. Truyền thống đó cần tiếp tục được nhân lên thành sức mạnh để chúng ta viết tiếp những trang sử mới cho thế hệ mai sau.
Lạng Sơn
Ý kiến ()