Nhà tổ chức hội chợ dệt may hàng đầu của Đức tới Việt Nam
Sáng 1-10, tại Hà Nội, Tập đoàn Hội chợ Messe Frankfurt (Đức) Olaf Schmidt và Công ty FeSco họp báo giới thiệu về chuỗi các hội chợ hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp dệt may, nổi bật là các hội chợ Heimtextil, Texprocess, Apparel Sourcing, Intertextile và Texworld.
Với danh mục gồm 42 hội chợ quốc tế cho ngành dệt may, Messe Frankfurt là nhà tổ chức dẫn đầu thị trường thế giới cho các hội chợ thương mại dệt may.
Sắp tới, vào tháng 1 và tháng 5-2015, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Frankfurt, thành phố Frankfurt, Đức, Tập đoàn Messe Frankfurt sẽ tổ chức hai hội chợ thuộc lĩnh vực Dệt và Công nghệ dệt may.
Cụ thể, từ ngày14 đến 17-1-2015, sẽ diễn ra Hội chợ Thương mại hàng đầu thế giới về các sản phẩm Dệt nội thất và Dệt theo hợp đồng. Hội chợ với các sản phẩmtrưng bày bao gồm:các sản phẩm dệt và vật liệu phủ cho trang trí nội thất.Các sản phẩm dệt gia dụng cùng các lĩnh vực dịch vụ đa dạng cho dệt nội thất. Dự kiến sẽ có 3.100 DN từ 70 quốc gia tham dự với tổng diện tích dự kiến là 350.000m2 (gross); 200.000m2 (net) và số khách tham dự sẽ là 145.000 đến từ 130 quốc gia.
Hội chợ thứ hai, là Hội chợ Thương mại Quốc tế hàng đầu thế giới về Máy móc Thiết bị và Công nghệ Quy trình Gia công Dệt May và Vật liệu linh hoạt, sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7-5-2015. Sản phẩm trưng bày tại hội chợ là các loại máy móc thiết bị và công nghệ trong thiết kế, cắt, may, gia công Dệt may, design, cutting bằng IT, CAD/CAM. Máy móc thiết bị và công nghệ trong hoàn tất và hậu cần các sản phẩm dệt may, thêu và vật liệu linh hoạt. Dự kiến, hội chợ sẽ thu hút 4.700 DN tham dự, với tổng diện tích dự kiến là 331.000m2 (gross); 192.000m2 (net), dự kiến thu hút 145.000 khách tham quan đến từ 130 nước.
Ông Olaf Schmidt – Phó Chủ tịch Tập đoàn Messe Frankfurt GmbH cho biết, hội chợ lần này sẽ là một cơ hội lớn cho các DN dệt may VN trước sân chơi hội nhập vào năm 2015. Khi tham gia hội chợ, DN không chỉ có cơ hội được mở rộng thị phần xuất khẩu, quảng bá hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dùng Đức mà còn tới đông đảo người tiêu dùng thế giới vì đây là một hội chợ mang tầm cỡ quốc tế.
Với kim nghạch xuất khẩu hàng may mặc năm 2013 của các DN Việt Nam là 25 tỷ USD, ông Olaf Schmidt kỳ vọng rất lớn vào tiềm năng của các DN Việt tại hội chợ lần này. Tuy nhiên, để có được kết quả khi tham dự hội chợ, theo ông Olaf Schmidt, các DN Việt Nam cần chú ý quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ trong khâu cung ứng sản phẩm và quy trình khép kín trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ, yếu tố môi trường.
Theo Nhandan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()