Phát triển công nghiệp xi măng theo công nghệ lò quay là chủ trương đúng đắn của tỉnh ta, Công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn đang tận dụng cơ hội đó. Khi Nhà máy xi măng Hồng Phong đi vào sản xuất sẽ khai thác thế mạnh về nguyên liệu sẵn có của địa phương, đảm bảo hoạt động lâu dài; bên cạnh thuận lợi đó, chủ đầu tư có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, kinh nghiệm lâu năm trong điều hành, quản lý và sản xuất xi măng; hơn nữa nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng bởi nhiều doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Hy vọng, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương và đóng góp vào ngân sách của tỉnh, Nhà máy xi măng Hồng Phong sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở địa phương.
LSO-Sau gần 2 năm khẩn trương thi công xây dựng, đến nay, dự án công trình chuyển đổi công nghệ sung lò quay Nhà máy xi măng Hồng Phong do công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho ngày sản xuất tấn cli nker đầu tiên trong tháng 2/2012. Thành công của dự án sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo cung ứng số lượng xi măng cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đông Đăng- Lạng Sơn.
Tháp trao đổi nhiệt Nhà máy xi măng Hồng Phong
Trong không khí hối hả sản xuất đầu xuân, ông Nguyễn Bình Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn cho biết: Dự án công trình chuyển đổi công nghệ lò quay Nhà máy xi măng Hồng Phong được triển khai nhanh, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật ở tất cả các gói thầu. Việc lắp đặt thiết bị công nghệ được tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, quy phạm và thời gian, kế hoạch đề ra. Để đưa nhà máy vào hoạt động đúng tiến độ, Ban giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn đã kết hợp cùng các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, gấp rút hoàn thành các gói thầu với quyết tâm cao, quá trình thi công bảo đảm an toàn trong lao động, chất lượng công trình. Đến nay, các gói thầu thi công của nhà máy như: các hạng mục xây dựng của nhà máy, khu đồng nhất nguyên liệu thô, các kho chứa nguyên liệu, silô đồng nhất, silô cli nker và các công trình phụ trợ khác đã hoàn thành. Việc lắp ráp thiết bị, dây chuyền sản xuất xi măng tại nhà máy do nhà thầu Công ty cổ phần LILAMA 69-1 thi công đã hoàn thành, với tổng mức vốn đầu tư của dự án trên 583 tỷ đồng. Theo dự kiến, Nhà máy xi măng Hồng Phong sẽ được đưa vào sản xuất chính thức trong tháng 2-2012.
Nằm trên địa bàn xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, Nhà máy xi măng Hồng Phong có công suất thiết kế 1.000 tấn cli nker/ngày, tương đương 350.000 tấn xi măng/năm, đạt chất lượng xi măng PCB40 và PCB30. Nhà máy được đầu tư với hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại, nhập khẩu từ Trung Quốc, hoạt động sản xuất khép kín theo phương pháp khô, từ khâu tiếp nhận vật liệu đá vôi đến khâu đóng gói thành phẩm. Đây cũng là nhà máy xi măng hoàn chỉnh, với đầy đủ các công đoạn từ khai thác đá vôi, đất sét, đến điều chế, nung luyện cli nker và nghiền thành phẩm xi măng. Theo ông Trần Xuân Dũng, Phó trưởng phòng Kế hoạch vật tư, Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn cho biết: về tổng thể, năng lực sản xuất và chất lượng xi măng sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và góp phần bình ổn thị trường xi măng trên địa bàn tỉnh.
Phát triển công nghiệp xi măng theo công nghệ lò quay là chủ trương đúng đắn của tỉnh ta, Công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn đang tận dụng cơ hội đó. Khi Nhà máy xi măng Hồng Phong đi vào sản xuất sẽ khai thác thế mạnh về nguyên liệu sẵn có của địa phương, đảm bảo hoạt động lâu dài; bên cạnh thuận lợi đó, chủ đầu tư có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, kinh nghiệm lâu năm trong điều hành, quản lý và sản xuất xi măng; hơn nữa nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng bởi nhiều doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Hy vọng, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương và đóng góp vào ngân sách của tỉnh, Nhà máy xi măng Hồng Phong sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phương.
Thế Bảo
Ý kiến ()