Thứ 6, 27/12/2024 14:36 [(GMT +7)]
Nhà giáo có nhiều cống hiến
Thứ 2, 02/08/2010 | 11:00:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Đã có trên 30 năm gắn bó, trải qua bao vất vả thăng trầm của cuộc sống, với một tấm lòng yêu nghề, vì những em học sinh thân yêu, cô đã đem hết mọi khả năng cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành giáo dục. Hiện nay là hiệu trưởng một ngôi trường thuộc xã vùng 3 còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, cô cùng Ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
tled-11-copy.jpg” alt=””> |
Đó là cô giáo Hoàng Thị Liệu, sinh năm 1956, Hiệu trưởng Trường THCS xã Tri Lễ, huyện Văn Quan. Sau khi được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, tháng 10/1977 cô là giáo viên Trường cấp 1 2 xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan, sau đó theo học tại Trường CĐSP Việt Bắc tốt nghiệp ra trường tháng 8/1984. Từ tháng 9/1984 đến tháng 8/1986 được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Lao động huyện Văn Quan, từ tháng 9/1986 đến tháng 8/1995 Phó Hiệu trưởng Trường PTCS thị trấn Văn Quan, tháng 9/1995 đến tháng 8/2007 Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Văn Quan. Trên cương vị là hiệu trưởng, cô luôn xây dựng kế hoạch các năm học sát với tình hình thực tế của nhà trường, có tính khả thi cao, đưa ra trước cuộc họp hội đồng để lấy ý kiến tập thể, sau đó trình cấp có thẩm quyền nhận định, đánh giá và phê duyệt. Tổ chức giao ban hàng tháng giữa các bộ phận chuyên môn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch; tổ chức phát động thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung và cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đạt được kết quả rõ rệt. Bên cạnh đó, việc quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành tới toàn thể giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường luôn được triển khai đầy đủ. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, viết bài dự thi do các cấp, các ngành phát động như: Tìm hiểu về “Phòng chống ma túy và các TNXH”, “An toàn giao thông”; Viết bài dự thi “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”; chỉ đạo, tổ chức học sinh chăm sóc Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của xã, qua đó nhằm giúp cho các em hiểu được sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Ngoài ra, cô cùng Ban giám hiệu, phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức, quản lý, động viên khen thưởng kịp thời, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trong công tác chuyên môn, cô đã có nhiều sáng kiến, cải tiến, ứng dụng trong giảng dạy như: Quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện; bồi dưỡng học sinh giỏi; đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vui tươi, lành mạnh; phụ đạo học sinh yếu kém không hưởng thù lao; đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục…Hàng tuần thăm lớp, dự giờ, thường xuyên đi xuống thôn, bản, gặp gỡ phụ huynh học sinh, để trao đổi có những biện pháp thống nhất trong giáo dục học sinh.Mặc dù bận rộn với công việc như vậy, nhưng khi trở về với mái ấm gia đình cô là một phụ nữ đảm đang, mẫu mực, chăm lo dạy bảo con, cháu, sống hòa nhã cùng hàng xóm láng giềng.
Với những việc làm thiết thực, đóng góp cho ngành giáo dục trong suốt quá trình công tác, cô được các cấp, ngành tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quí: 19 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh; giấy khen của Sở GD&ĐT; Bằng khen của UBND tỉnh; Bằng khen của Bộ GD&ĐT; Công đoàn Giáo dục Việt Nam công nhận phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; Bằng khen của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Trung ương; huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; kỷ niệm chương của Bộ Công an về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; nhà giáo được học sinh yêu quí nhất, năm học 2009 – 2010. Cô là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()