Không còn mua ròng như tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên cả 2 sàn với giá trị hơn 230 tỷ đồng ở tuần đầu tháng 8.FPT là cổ phiếu được khối ngoại gom vào nhiều nhất với trên 130 tỷ đồng, hơn hẳn các chứng khoán khác (VCB, VPL, PVD...) bởi giá trị mua ròng ở các mã này đều từ 10 tỷ đồng trở xuống. Ở chiều ngược lại, VIC hứng chịu áp lực xả hàng mạnh nhất của khối ngoại với hơn 331 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoài không còn giữ vị thế tích cực mua ròng như tuần trước, sau khi bán ròng 1,68 triệu chứng khoán, trị giá 224,2 tỷ đồng ở sàn TP HCM. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại sôi động hơn hẳn cả tháng 7. Cụ thể, chỉ 5 phiên giao dịch, khối ngoại gom vào 87,9 triệu, bán ra 89,5 triệu trong khi trọn tháng 7 chỉ mua có 46 triệu, bán ra 47,4 triệu. Sự đột phá về lượng mua bán ở tuần đầu tiên của tháng 8 đến từ phiên 4/8, khi lượng mua vào lẫn bán ra của khối ngoại đều trên 76...
Không còn mua ròng như tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên cả 2 sàn với giá trị hơn 230 tỷ đồng ở tuần đầu tháng 8.
FPT là cổ phiếu được khối ngoại gom vào nhiều nhất với trên 130 tỷ đồng, hơn hẳn các chứng khoán khác (VCB, VPL, PVD…) bởi giá trị mua ròng ở các mã này đều từ 10 tỷ đồng trở xuống. Ở chiều ngược lại, VIC hứng chịu áp lực xả hàng mạnh nhất của khối ngoại với hơn 331 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài không còn giữ vị thế tích cực mua ròng như tuần trước, sau khi bán ròng 1,68 triệu chứng khoán, trị giá 224,2 tỷ đồng ở sàn TP HCM. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại sôi động hơn hẳn cả tháng 7.
Cụ thể, chỉ 5 phiên giao dịch, khối ngoại gom vào 87,9 triệu, bán ra 89,5 triệu trong khi trọn tháng 7 chỉ mua có 46 triệu, bán ra 47,4 triệu. Sự đột phá về lượng mua bán ở tuần đầu tiên của tháng 8 đến từ phiên 4/8, khi lượng mua vào lẫn bán ra của khối ngoại đều trên 76 triệu và xuất phát chủ yếu từ STB. Diễn biến này xảy ra sau khi Dragon Capital đăng ký bán toàn bộ 61,1 triệu cổ phiếu STB đang nắm giữ.
|
Giao dịch chứng khoán nhiều cảm xúc trong tuần đầu tháng 8. Ảnh: B.H. |
Khối này cũng bán ra 4,32 triệu cổ phiếu, trong khi chỉ mua vào 3,22 triệu trên sàn Hà Nội. Tính chung giá trị bán ròng tại HNX gần 6,4 tỷ đồng, tương đương hơn một triệu cổ phiếu. KLS dẫn đầu mức bán ra, song đây cũng là mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất. Giao dịch của khối ngoại tại HNX còn tập trung ở các cổ phiếu: PVX, NTP, PGS, PVG, BVS.
Việc STB giao dịch thỏa thuận gần 75 triệu trong ngày 4/8 đã đẩy tổng khối lượng giao dịch sàn TP HCM lên trên 100 triệu chứng khoán, chứ giao dịch khớp lệnh không có nhiều biến chuyển đáng kể so với giai đoạn èo uột trước đó. Chính vì vậy, nếu so với bình quân tuần trước, lượng chuyển nhượng trung bình (tính cả thỏa thuận và khớp lệnh) đã tăng vượt trội lên 41,6 triệu, trị giá 749,32 tỷ đồng, thay vì 21,44 triệu, 371,47 tỷ như tuần qua. Song, nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, giao dịch theo phương thức khớp lệnh ở tuần này không biến động đáng kể.
Trong khi đó, thanh khoản sàn Hà Nội cải thiện khá mạnh, đạt bình quân 28,34 triệu chứng khoán, tương đương 308,42 tỷ đồng, trong khi tuần trước chỉ 17,99 triệu chứng khoán tương đương 196,12 tỷ đồng. Không chỉ khối ngoại, nhà đầu tư trong nước cũng đẩy mạnh giao dịch KLS giúp mã này duy trì vị trí quán quân về lượng giao dịch tại HNX tuần thứ 8 liên tiếp.
Theo các công ty chứng khoán, Vn-Index hồi phục ở 2 ngày cuối tuần chủ yếu do nhận định của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay xuống 17-19% trong thời gian tới. Điều này kích thích lực mua bắt đáy và lệnh bán giá thấp giảm đáng kể, đồng thời giúp Vn-Index đoạt lại mốc 400.
Tuy nhiên, việc một số cổ phiếu vốn hóa lớn quay lại đỡ thị trường như phiên 5/8 được cho là thiếu thuyết phục và chứng khoán cần sự khởi sắc toàn diện hơn ở các cổ phiếu để gợi mở khả năng phục hồi bền vững. Trọn tuần, Vn-Index mất 4,82 điểm còn HNX-Index bị trừ 1,01 điểm.
Theo VnExpress
Ý kiến ()