Tổ chức WHO vừa công bố báo cáo về tình trạng tội phạm và bạo lực gia tăng đáng lo ngại ở châu Âu cho biết, mỗi ngày tại lục địa này có khoảng 40 thanh niên bị giết.Thống kê này được đưa ra trong lúc hoạt động khủng bố nghiêm trọng xảy ra liên tiếp mấy ngày qua tại nhiều nước châu Âu giáp châu Á mà LHQ đã báo động sẽ là điểm nóng bạo lực mới. Chính quyền các nước Pháp, Anh đã báo động cao về khủng bố và phải áp dụng các biện pháp mạnh bảo đảm an ninh và ngăn chặn hoạt động khủng bố.Ngày 20-9, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bri-xơ Oóc-tơ-phơ thừa nhận, Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ thật sự từ chủ nghĩa khủng bố, sau khi liên tiếp xảy ra các vụ đe dọa đánh bom và gài bom giả tại các địa điểm công cộng ở Thủ đô Pa-ri và vùng phụ cận. Nhà chức trách Pháp nói họ đã nhận được thông tin từ phía An-giê-ri cảnh báo rằng, nhóm khủng bố An Kê-đa ở Bắc Phi lên kế hoạch đánh bom liều chết trong hệ...
Tổ chức WHO vừa công bố báo cáo về tình trạng tội phạm và bạo lực gia tăng đáng lo ngại ở châu Âu cho biết, mỗi ngày tại lục địa này có khoảng 40 thanh niên bị giết.
Thống kê này được đưa ra trong lúc hoạt động khủng bố nghiêm trọng xảy ra liên tiếp mấy ngày qua tại nhiều nước châu Âu giáp châu Á mà LHQ đã báo động sẽ là điểm nóng bạo lực mới. Chính quyền các nước Pháp, Anh đã báo động cao về khủng bố và phải áp dụng các biện pháp mạnh bảo đảm an ninh và ngăn chặn hoạt động khủng bố.
Ngày 20-9, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bri-xơ Oóc-tơ-phơ thừa nhận, Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ thật sự từ chủ nghĩa khủng bố, sau khi liên tiếp xảy ra các vụ đe dọa đánh bom và gài bom giả tại các địa điểm công cộng ở Thủ đô Pa-ri và vùng phụ cận. Nhà chức trách Pháp nói họ đã nhận được thông tin từ phía An-giê-ri cảnh báo rằng, nhóm khủng bố An Kê-đa ở Bắc Phi lên kế hoạch đánh bom liều chết trong hệ thống tàu điện ngầm ở Pa-ri. Chính quyền Pháp cũng thông báo chặn đứng được một vụ khủng bố. Nghi phạm đánh bom tự sát là một phụ nữ âm mưu làm nổ tung một khu vực ở trung tâm Pa-ri. Tiếp theo vụ chi nhánh khủng bố An Kê-đa ở Bắc Phi (AQIM) bắt giữ bảy năm công dân Pháp làm việc tại mỏ khai thác u-ra-ni ở A-lít ở Ni-giê, bọn khủng bố đã bắt giữ ba thủy thủ Pháp làm việc tại chiếc tàu Buốc-bông A-lếch-xan-đrê của Pháp tại vùng biển
Ni-giê-ri-a. Tình trạng bạo lực và mất an ninh xã hội diễn biến căng thẳng tại Pháp do những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế vừa qua và một số chủ trương và biện pháp của chính quyền như: tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62, cấm phụ nữ Hồi giáo trùm khăn ở nơi công cộng, truy gom và đưa về nước những người nhập cư mới từ Ru-ma-ni và Bun-ga-ri.
Hoạt động khủng bố nay đã có những thay đổi. Bộ trưởng An ninh nội địa và Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ, trong cuộc điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ mới đây, đã thừa nhận, các cơ quan quyền lực Mỹ ngày càng khó phát hiện các nguy cơ khủng bố ngay trên nước Mỹ. Mạng lưới An Kê-đa đã thay đổi chiến thuật hoạt động, thực hiện các cuộc tiến công quy mô nhỏ thường xuyên hơn, nhằm vào nhiều nhóm đối tượng. Từ năm 2006, An Kê-đa tìm cách chiêu mộ thành viên là người Mỹ và phương Tây khiến cho các cơ quan thực thi pháp luật cũng như cộng đồng tình báo khó phát hiện nguy cơ khủng bố. Đây là nguy cơ an ninh mới đối với nước Mỹ. Hai năm qua, đã có ít nhất 63 công dân Mỹ và những người sống ở Mỹ bị bắt và bị kết tội tiến hành khủng bố ở Mỹ và những nơi khác.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản nổi lên sau vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tàu tuần tiễu của Nhật Bản trên biển Hoa Đông hôm 7-9 tiếp diễn phức tạp, mặc dù ngày 24-9, phía Nhật Bản đã trao trả thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc. Ngay sau khi nhận lại thuyền trưởng tàu đánh cá, nhà cầm quyền Bắc Kinh yêu cầu phía Nhật Bản phải xin lỗi và bồi thường về vụ bắt giữ này. Bắc Kinh cho rằng, Nhật Bản đã bắt giữ người và tàu trái phép, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã cực lực bác bỏ yêu cầu nêu trên của Trung Quốc. Trước đó, chính quyền tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã bắt giữ bốn người Nhật Bản vì đã tự ý vào khu vực quân sự và quay vi-đê-ô trái phép các vị trí quân sự tại phía bắc tỉnh này. Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc, bốn công dân đó là: Y-ô-si-rô Xa-xa-ki, nhân viên phòng kinh doanh quốc tế của Công ty xây dựng Fujita có trụ sở tại Nhật Bản; H-rô-ki Ha-si-mô-tô, nhân viên phòng bán hàng. Hai người kia là Xa-đa-mư Ta-ca-ha-si và Giư-ni-chi I-gư-chi làm việc tại chi nhánh của công ty Fujita tại Trung Quốc. Những người này đang đi khảo sát khu vực chuẩn bị tham gia đấu thầu một dự án xây dựng ở tỉnh này. Hai bên tuyên bố hủy bỏ các cuộc gặp cấp bộ trưởng trở lên. Bắc Kinh đồng thời khuyến cáo công dân không tới Nhật Bản trong lúc này. Tại một số địa phương đã có những cuộc biểu tình chống Nhật Bản. Cuộc gặp giữa Thủ tướng hai nước bên lề cuộc họp của Đại hội đồng LHQ tại Niu Oóc cũng bị hủy do tình hình “không thích hợp để tiến hành cuộc gặp này”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi bình tĩnh, không để những vụ việc này ảnh hưởng quan hệ kinh tế – thương mại và nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ lo ngại bị thất thu do có rất nhiều người Trung Quốc sẽ không tới Nhật Bản mua sắm trong dịp quốc khánh Trung Quốc.
I-ran và Nhóm P5 1 nối lại đàm phán
Năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức (Nhóm P5 1) ngày 22-9 đã đưa ra tuyên bố chung, bày tỏ mong muốn “nhanh chóng đạt được một giải pháp thông qua thương lượng” cho tình trạng bế tắc hiện nay với I-ran liên quan chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Tuyên bố chung được Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, bà Ca-tơ-rin A-xtơn công bố với báo giới quốc tế, nêu rõ, Nhóm P5 1 đã tái khẳng định quyết tâm và cam kết sớm tìm kiếm một giải pháp thông qua thương lượng cho vấn đề hạt nhân I-ran và tập trung thảo luận về những bước thực tế tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu này vào một ngày không xa.
Nhóm P5 1 cho biết, sẵn sàng mở các cuộc đàm phán với Tê-hê-ran về một “thỏa thuận sửa đổi” liên quan kế hoạch trao đổi nhiên liệu hạt nhân được nhất trí tại Giơ-ne-vơ hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhà cầm quyền I-ran ngay lập tức đã có lời đáp ứng theo hướng tích cực. Tổng thống I-ran M. A-ma-đi-nê-giát, đang có mặt tại Niu Oóc tham dự khóa họp của Đại hội đồng LHQ thông báo, đại diện của I-ran sẵn sàng nối lại đàm phán với Nhóm P5 1 vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, ông một lần nữa bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng, chương trình hạt nhân của I-ran nhằm mục đích quân sự.
Mặc dù Mỹ và LHQ đã ban hành lệnh cấm vận đối với I-ran, nhưng một số cường quốc vẫn làm ăn và buôn bán với Tê-hê-ran ngoài những lĩnh vực liên quan hạt nhân. Buôn bán giữa Đức và I-ran trị giá khoảng hơn ba tỷ USD mỗi năm. Nga vừa quyết định ngừng bán cho I-ran các loại vũ khí tiến công như tổ hợp tên lửa phòng không S-300, xe tăng và xe bọc thép, nhưng ngày 22-9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định, động thái này không có nghĩa Mát-xcơ-va ngừng hoàn toàn hợp tác quân sự-kỹ thuật với Tê-hê-ran.
Theo Nhandan
Ý kiến ()