Nguy cơ đại hồng thủy
Nghị định thư Ki-ô-tô với những cam kết cắt giảm khí thải nhà kính sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Nhưng, Hội nghị quốc tế của LHQ về gia hạn Nghị định thư Ki-ô-tô họp suốt một tuần qua vẫn chìm trong bế tắc.Trong khi đó, các nhà khoa học cảnh báo, những vùng đất thấp ven biển trên toàn thế giới đang đối mặt nguy cơ bị nhấn chìm. Trong 20 năm qua, mực nước biển tăng khoảng 3,2 mm/năm, nhanh hơn 60% so dự kiến. Năm 2012 là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử. Thực tế này báo động các núi băng ở Bắc Cực sẽ tan chảy, làm dâng mực nước biển, làm tăng các trận bão và mưa giông, gây lũ lụt và hạn hán tại nhiều châu lục.Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ còn diễn ra nhanh hơn nếu cộng đồng thế giới không cùng nhau loại bỏ nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: Cắt giảm lượng khí phát thải CO2 độc hại.Nếu nước biển cứ tiếp tục dâng, hàng loạt quốc gia sẽ bị mất trắng những vùng đất thấp vốn là nơi sinh sống của hàng...
Trong khi đó, các nhà khoa học cảnh báo, những vùng đất thấp ven biển trên toàn thế giới đang đối mặt nguy cơ bị nhấn chìm. Trong 20 năm qua, mực nước biển tăng khoảng 3,2 mm/năm, nhanh hơn 60% so dự kiến. Năm 2012 là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử. Thực tế này báo động các núi băng ở Bắc Cực sẽ tan chảy, làm dâng mực nước biển, làm tăng các trận bão và mưa giông, gây lũ lụt và hạn hán tại nhiều châu lục.
Tình trạng biến đổi khí hậu sẽ còn diễn ra nhanh hơn nếu cộng đồng thế giới không cùng nhau loại bỏ nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: Cắt giảm lượng khí phát thải CO2 độc hại.
Nếu nước biển cứ tiếp tục dâng, hàng loạt quốc gia sẽ bị mất trắng những vùng đất thấp vốn là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người, đẩy họ vào đội quân “tị nạn khí hậu”, và điều này có thể dẫn tới những cuộc chiến tranh về tài nguyên, cũng như mọi hình thức xung đột khác.
Lẽ nào nhân loại có thể làm ngơ trước cơn đại hồng thủy?
Theo Nhandan
Ý kiến ()