Nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm tại nhiều địa phương
Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết: Từ ngày 1-3, dòng xiết gió tây có khả năng được thiết lập và hạ thấp trục xuống phía nam và duy trì hoạt động trong khoảng ba đến bốn ngày cho nên nhiệt độ tại các tỉnh phía bắc sẽ tiếp tục tăng lên, đợt rét đậm sẽ chấm dứt. Khoảng từ ngày 6 đến 7-3, các khu vực trên có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Lưỡi cao lạnh lục địa chi phối thời tiết các tỉnh phía bắc tiếp tục suy yếu và di chuyển ra phía đông cho nên nhiệt độ tại khu vực này sẽ tăng dần.Cục Kiểm lâm cho biết, do nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài cho nên đã có nhiều khu rừng tại chín tỉnh có nguy cơ cháy cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) gồm: An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, Điện Biên, Đác Lắc, Hà Nam, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình; 10 địa phương có nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV). Ban Chỉ đạo T.Ư Phòng cháy, chữa cháy rừng yêu cầu UBND các...
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư cho biết: Từ ngày 1-3, dòng xiết gió tây có khả năng được thiết lập và hạ thấp trục xuống phía nam và duy trì hoạt động trong khoảng ba đến bốn ngày cho nên nhiệt độ tại các tỉnh phía bắc sẽ tiếp tục tăng lên, đợt rét đậm sẽ chấm dứt. Khoảng từ ngày 6 đến 7-3, các khu vực trên có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Lưỡi cao lạnh lục địa chi phối thời tiết các tỉnh phía bắc tiếp tục suy yếu và di chuyển ra phía đông cho nên nhiệt độ tại khu vực này sẽ tăng dần.
Cục Kiểm lâm cho biết, do nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài cho nên đã có nhiều khu rừng tại chín tỉnh có nguy cơ cháy cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V) gồm: An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, Điện Biên, Đác Lắc, Hà Nam, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình; 10 địa phương có nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm (cấp IV). Ban Chỉ đạo T.Ư Phòng cháy, chữa cháy rừng yêu cầu UBND các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương này thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tỉnh Thái Nguyên công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn TP Thái Nguyên. UBND thành phố Thái Nguyên hiện đang chỉ đạo, tập trung lực lượng các đơn vị thuộc thành phố và nhân dân địa phương, huy động phương tiện, vật tư, kinh phí để bao vây, khống chế và dập dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm trên đàn vịt tại xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Chi cục thú y tỉnh đã khoanh vùng, tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh, dùng hóa chất khử trùng, tiêu độc tại khu chăn nuôi bị nhiễm dịch cúm. Tỉnh Bắc Ninh đã công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn và chi một tỷ đồng từ ngân sách phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù một số nơi trong tỉnh Vĩnh Phúc có gia cầm chết, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy chủ yếu do rét đậm, rét hại và một số bệnh như: Ecoli, thương hàn, niu-cát-xơn, tụ huyết trùng. Mặc dù vậy, công tác phòng, chống dịch cúm trên địa bàn tỉnh đang được triển khai quyết liệt. Chi cục Thú y tỉnh vừa chuyển 1.000 lít hóa chất cho các địa phương phun trừ ba đợt khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi gia cầm. Tỉnh Đác Nông đồng ý cấp 7,2 tỷ đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc trên địa bàn tỉnh trong năm 2012, tiêm vắc-xin phòng dịch lở mồm, long móng cho khoảng 80% số lượng đàn gia súc của tỉnh. Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã chuẩn bị 1,2 triệu liều vắc-xin cho gia cầm, sẽ tiêm phòng đồng loạt trên địa bàn tỉnh từ ngày 1-3. Chi cục Thú y tỉnh Long An cho biết: Mặc dù tỉnh đã tập trung tiêm phòng vắc-xin cho hơn chín triệu con gia súc, gia cầm, tuy nhiên việc quản lý việc mua bán gia cầm, chăn nuôi ở nhiều nơi còn buông lỏng, hầu hết các cơ sở nhỏ lẻ ở hộ gia đình hầu như không quản lý được, ngành thú y cũng không có kiểm dịch.
Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND huyện Thống Nhất tổ chức diễn đàn “Nói không với chất cấm trong chăn nuôi”. Gần 160 chủ trang trại, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện tham dự, cam kết không sử dụng thuốc kích thích để nuôi lợn. Đồng Nai là một trong bốn tỉnh, thành phố được chọn thí điểm trong thực hiện dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Những vùng nuôi tôm tập trung bị chết hàng loạt trong thời gian qua tại huyện Hàm Tân và Tuy Phong (Bình Thuận) là do tôm bị nhiễm vi-rút gây bệnh đốm trắng. Chi cục yêu cầu các cơ sở nuôi tôm tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm, xét nghiệm và kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi. Đồng thời, khuyến cáo các hộ nuôi trong toàn tỉnh hạn chế thả nuôi từ nay đến hết tháng 3 vì đây là thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ môi trường hạ thấp, là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh đốm trắng phát triển và bùng phát thành dịch. Hàng nghìn hộ dân tại ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre) đang thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Người dân phải mua nước từ các xe máy chở tới bán với giá 40 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/m3. Tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các cơ quan liên quan cấp gần 3.000 bể chứa nước ngọt cho nhân dân hai huyện Thạnh Phú và Giồng Trôm. Tuy nhiên, theo đánh giá của tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tại các xã ven biển nói riêng và toàn tỉnh nói chung sẽ nghiêm trọng hơn trong các năm tới vì nước từ thượng nguồn đổ về ngày càng giảm.
Tại tỉnh Thái Bình, đến thời điểm này, 7 trong số 8 xã thuộc sáu huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình có lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng đã khống chế được dịch. Riêng xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư vẫn phát sinh thêm lợn ốm, chết tại các ổ dịch. Chi cục Thú y Thái Bình phối hợp địa phương tiêu hủy toàn bộ số lợn đang bị ốm với tổng số 133 con.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()