LSO-Từ sau Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ II đến nay, cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh có nhiều chuyển biến tiến bộ, bám sát và phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng. Nhờ đó, 5 năm qua (2006 – 2010), toàn tỉnh đã giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đây cũng chính là động lực, là nguồn sinh khí mạnh mẽ thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn tự tin vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn 2011 - 2015.Đón nhận lô sản phẩm...
LSO-Từ sau Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ II đến nay, cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh có nhiều chuyển biến tiến bộ, bám sát và phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng. Nhờ đó, 5 năm qua (2006 – 2010), toàn tỉnh đã giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Đây cũng chính là động lực, là nguồn sinh khí mạnh mẽ thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn tự tin vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn 2011 – 2015.
|
Đón nhận lô sản phẩm đầu tiên ở Nhà máy xi măng Đồng Bành Ảnh: Lê Minh |
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 – 2010 đã góp phần quan trọng khơi dậy và phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp ngày càng vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Toàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 5 năm (2006 – 2010) đạt 10,45%, cao hơn mức trung bình giai đoạn 2001 – 2005 (10,04%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: ngành nông – lâm nghiệp tăng 4,6%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 16%; ngành dịch vụ tăng 12,7%. GDP bình quân đầu người đạt 820 USD, gấp 2 lần so với năm 2005. Năm 2005, toàn tỉnh có 2.500 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đến hết năm 2009 đã tăng lên 49.335 hộ (gấp 20 lần so với năm 2005). Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó đã có 90,3% số xã có đường giao thông đi lại bốn mùa; 100% số xã có điện lưới quốc gia, 95% số hộ được sử dụng điện; Mạng lưới viễn thông được phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Phong trào thi đua trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khoa học, công nghệ và bưu chính viễn thông được đẩy mạnh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,9%. Năng lực sản xuất mới được bổ sung và tăng cường. Phong trào thi đua trong các ngành thuế, tài chính, kho bạc đã góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý tốt nguồn thu, tăng thu ngân sách bình quân 16,8%/năm. Trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã có 148 đề tài nghiên cứu khoa học và hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ, công chức, kỹ sư, công nhân trong các cơ quan, đơn vị được ứng dụng vào công tác, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đã làm lợi cho nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh cũng vinh danh nhiều tập thể và hàng trăm tấm gương cán bộ chiến sỹ. Điển hình là Phòng Bảo vệ chính trị I, Công an tỉnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2008. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt phong trào thi đua trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng đem lại những kết quả đáng ghi nhận. 5 năm qua, do làm tốt công tác y tế dự phòng, toàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm, đẩy mạnh góp phần giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 29% năm 2005 xuống còn 19,5% năm 2010. Thông qua các phong trào thi đua cụ thể như: “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; phong trào “Phụ nữ giúp nhau xoá đói giảm nghèo… đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 29% năm 2005 xuống còn 17,85% hết năm 2009; cơ bản xóa xong hộ đói và nhà tạm cho các gia đình chính sách…
Trong lĩnh vực thi đua theo cụm, khối, tỉnh Lạng Sơn là thành viên tham gia cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc theo phân khối, cụm thi đua của Hội đồng TĐKT Trung ương. 5 năm qua tỉnh đã thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của cụm, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung ký kết giao ước thi đua với cụm, 3 năm liên tục (2007, 2008, 2009) tỉnh Lạng Sơn được Cụm Thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc bình xét suy tôn xếp thứ nhất, thứ nhì cụm và được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
|
Phơi gạch mộc trong nhà kính ở Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành – Ảnh: Thanh Đàn |
Từ năm 2006 đến nay, qua các phong trào thi đua, toàn tỉnh đã có 2 tập thể được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; 1 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2008 (Phòng Bảo vệ Chính trị I – Công an tỉnh); 26 tập thể, 53 cá nhân được tặng Huân chương các loại; 25 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ: 2 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; 32 tập thể và 51 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
Có thể khẳng định rằng, 5 năm qua, thành tích của phong trào thi đua nói chung và sự đóng góp của các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tuy vậy, theo đánh giá của cơ quan chức năng, bên cạnh kết quả đạt được, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của tỉnh còn một số hạn chế, yếu kém, trong đó, đáng chú ý là một số cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng gắn kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa thật nghiêm túc trong thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TĐKT; thành tích khen thưởng đôi khi chưa thực chất và toàn diện…
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò của công tác TĐKT, trong giai đoạn tới, tỉnh chủ trương tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác TĐKT, làm cho công tác TĐKT thực sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội phát triển; có tác dụng mạnh mẽ hướng dẫn, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nhằm lôi cuốn, phát huy năng lực của mỗi người vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Theo đó, việc xét khen thưởng tiếp tục phát huy tính nghiêm túc, chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng thành tích.
Hoàng Thái
Ý kiến ()