LSO-Kể từ khi Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến nay đã được một năm. Một năm thực hiện Cuộc vận động đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình cụ thể đưa hàng Việt đến người tiêu dùng đã được tổ chức, công tác tuyên truyền vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhận thức và ý thức tiêu dùng hàng Việt đã được nâng lên đáng kể.Đưa hàng Việt Nam về nông thôn huyện Bắc SơnẢnh: Nguyễn ThịnhTheo khảo sát của các cơ quan chuyên môn, đã có 58% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm, tìm hiểu và ưu tiên mua hàng hoá Việt Nam sản xuất, so với năm 2009, khi chưa có Cuộc vận động, tỷ lệ này chỉ có 23%. Hiệu quả thực hiện Cuộc vận động đã làm cho người Việt bớt sính ngoại hơn, tỷ lệ ưu tiên tiêu dùng hàng Việt tăng lên đáng kể. Nếu nhìn lại 5 năm trước đây, khi đó, các nhà sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm tập trung vào thực hiện chiến lược xuất khẩu, tìm thị trường ở...
LSO-Kể từ khi Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến nay đã được một năm. Một năm thực hiện Cuộc vận động đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình cụ thể đưa hàng Việt đến người tiêu dùng đã được tổ chức, công tác tuyên truyền vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhận thức và ý thức tiêu dùng hàng Việt đã được nâng lên đáng kể.
|
Đưa hàng Việt Nam về nông thôn huyện Bắc Sơn Ảnh: Nguyễn Thịnh |
Theo khảo sát của các cơ quan chuyên môn, đã có 58% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm, tìm hiểu và ưu tiên mua hàng hoá Việt Nam sản xuất, so với năm 2009, khi chưa có Cuộc vận động, tỷ lệ này chỉ có 23%. Hiệu quả thực hiện Cuộc vận động đã làm cho người Việt bớt sính ngoại hơn, tỷ lệ ưu tiên tiêu dùng hàng Việt tăng lên đáng kể. Nếu nhìn lại 5 năm trước đây, khi đó, các nhà sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm tập trung vào thực hiện chiến lược xuất khẩu, tìm thị trường ở tận đất trời Âu, Mỹ, và vì thế cái gì hay, cái gì ngon, cái gì tốt họ đều dành để xuất khẩu, sản phẩm để tiêu thụ trong nước chỉ là hàng kém phẩm cấp, thậm chí là những hàng giả, hàng nhái, điều đó dẫn đến một tình trạng người Việt Nam không được dùng hàng Việt Nam chó chất lượng. Trong hoàn cảnh đó, hàng hoá nước ngoài tràn ngập trên thị trường nội địa, giá rẻ, chất lượng cao, tất nhiên dẫn đến việc tạo cho người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại. Sau suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam mất nhiều thị trường ở nước ngoài nên đã trở lại quan tâm hơn với thị trường nội địa. Cuộc vận động đã tác động trực tiếp đến tư duy quản lý, định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời, cũng tạo ra cách nhìn mới cho người tiêu dùng hướng về hàng Việt. Thực hiện Cuộc vận động, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã tổ chức tuyên truyền, quảng bá và tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn một cách rầm rộ, chẳng hạn, ngay tại Lạng Sơn, các đợt đưa hàng Việt về nông thôn các huyện Văn Quan, Bắc Sơn của Lạng Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua một năm thực hiện Cuộc vận động, tiếp tục nổi lên những vấn đề cần giải quyết đó là: phải làm tốt hơn công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt, giải thích cho họ hiểu phải coi việc dùng hàng Việt Nam là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc; đối với doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá có chất lượng, giá cả phù hợp và đảm bảo ổn định và đặc biệt là lấy và giữ chữ tín trong lòng người tiêu dùng thông qua chất lượng hàng hoá và chất lượng dịch vụ; phải có cơ chế, chính sách sao cho từ các nhà quản lý, các tổ chức nhà nước, cơ quan, đơn vị đến người tiêu dùng đều phải có trách nhiệm tôn vinh hàng nội, khi đó, các nhà lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu đi đầu thực hiện Cuộc vận động, đồng thời, có biện pháp mạnh để chống hàng nhái, hàng giả, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả mới mong nâng cao chất lượng hàng hoá và thị trường hàng Việt; Điều rất quan trọng là làm thế nào để người tiêu dùng tự ý thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn dùng hàng Việt, khi người tiêu dùng đã có đầy đủ ý thức trách nhiệm thì họ sẽ quyết định lựa chọn hợp lý để mặt hàng nào đó phát triển chứ không phải là sự quyết định chủ quan của doanh nghiệp.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, thị trường Lạng Sơn nhiều năm nay đã bị lấn át bởi hàng ngoại đến từ Trung Quốc. Du khách các tỉnh trong nội địa đến Lạng Sơn nhiều như vậy cũng bởi nhu cầu du lịch mua sắm. Chính vì vậy, thực hiện Cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí quyết tâm, với tinh thần dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã vận động tuyên truyền và tổ chức nhiều hội chợ thương mại về tiêu dùng hàng Việt, các doanh nghiệp Lạng Sơn tuy còn quy mô nhỏ nhưng đã có chiến lược và định hướng kinh doanh hướng về thị trường nội địa. Chính vì vậy, từ một thị trường bị lấn át bởi hàng ngoại đã và đang có chuyển biến theo hướng tích cực từ Cuộc vận động đem lại, hàng Việt ngày càng chiếm thị phần nhiều hơn trên thị trường, đó là tín hiệu vui mang đến sau một năm từ Cuộc Vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Minh Chấn
Ý kiến ()