LSO- Ngày 17/11/2010, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) số 59/2010/QH12. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng trên địa bàn tỉnh Ảnh: THANH HÒALuật này áp dụng đối với NTD; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trên lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Ông Bùi Gia Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công thương – Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTD (TC&BVQLNTD) Lạng Sơn khẳng định: NTD – nhân tố cốt yếu quyết định sự phát triển của thị trường hàng...
LSO- Ngày 17/11/2010, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) số 59/2010/QH12. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.
Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng trên địa bàn tỉnh Ảnh: THANH HÒA
Luật này áp dụng đối với NTD; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trên lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Ông Bùi Gia Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công thương – Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTD (TC&BVQLNTD) Lạng Sơn khẳng định: NTD – nhân tố cốt yếu quyết định sự phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đại đa số NTD chưa hiểu hết nghĩa vụ của mình, cũng như quyền lợi mà họ được hưởng. Theo đó, để góp phần đưa Luật Bảo vệ NTD đi vào đời sống, thời gian tới Hội TC&BVQLNTD Lạng Sơn sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về quyền lợi của NTD rộng hơn, đặc biệt, Hội sẽ cố gắng lập văn phòng để giải đáp, tiếp nhận và giải quyết các đơn thư tố cáo của NTD. Hội TC&BVQLNTD Lạng Sơn sau 2 năm hoạt động đã đạt được một số kết quả khả quan, công tác phối hợp cùng các ngành chức năng như: quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn-chất lượng và đo lường… thực hiện thanh, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, một số mặt công tác của Hội vẫn chưa đạt được như yêu cầu đặt ra. “Nguyên nhân không phải do Hội không làm…”, ông Bùi Gia Tuấn cho biết: “… hiện tại phần lớn trong quá trình hoạt động Hội gần như không nhận được đơn thư tố cáo của NTD”. Điều này cho thấy, NTD Lạng Sơn vẫn còn chưa hiểu hết, hay nói cách khác là còn thơ ơ với chính quyền lợi của mình. Cùng đó, sau 2 năm hoạt động, Hội TC&BVQLNTD Lạng Sơn vẫn chưa có văn phòng riêng, hiện hoạt động vẫn nhờ Sở Công thương, chính vậy, một số NTD có muốn khiếu nại, tố cáo nhưng vẫn có phần e ngại. Ngoài ra, NTD còn thiếu ý thức đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái. Sau khi sự việc bị phát hiện, doanh nghiệp lại không nhiệt tình hợp tác vì sợ mất uy tín hoặc mất thời gian, tiền bạc để kiện tụng. Chính tâm lý chấp nhận “sống chung với hàng giả” của cả doanh nghiệp, NTD vô hình chung đã “nối giáo cho giặc”. Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì NTD gần đây đã nâng cao nhận thức trong việc tự bảo vệ mình, đó là cẩn trọng hơn khi mua hàng hóa; chỉ mua hàng hóa có địa chỉ, rõ ràng về nhãn mác, hạn sử dụng, đặc biệt là đã tinh tế hơn khi lựa chọn sản phẩm. Thực tế thì NTD thường xuyên bị “móc túi” qua việc mua phải hàng hóa không bảo đảm chất lượng, thế nhưng NTD thường dễ dãi “cho qua” hoặc tự an ủi “coi như mình đánh mất tiền”, hoặc “lần sau rút kinh nghiệm”, thói quen và tinh thần đấu tranh để giành lại quyền lợi chính đáng cho bản thân thường bị bỏ qua. Đây chính là một trong những điều kiện để các nhà sản xuất, kinh doanh dễ dàng “móc túi” NTD qua việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Theo đánh giá của Hội TC&BVQLNTD Lạng Sơn, NTD hiện chưa biết mình có quyền gì, đặc biệt là các quyền được cung cấp các thông tin trung thực; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe; quyền được bồi thường hoặc khởi kiện, vv… Và trách nhiệm tự bảo vệ mình; phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm. Trong đó, đặc biệt NTD chưa sử dụng quyền được khiếu nại mà chấp nhận thiệt thòi.
Người tiêu dùng tham giá rẻ sẽ rất dễ mua phải hàng hóa không đảm bảo chất lượng
Chủ tịch Hội TC&BVQLNTD Lạng Sơn khẳng định: Để công tác bảo vệ quyền lợi NTD đạt hiệu quả, trước hết phải nâng cao nhận thức cho NTD để NTD tự bảo vệ mình, không chỉ tự bảo vệ mình khi trở thành “Người tiêu dùng thông thái” mà còn tự bảo vệ mình qua việc phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh và đòi lại quyền lợi chính đáng qua khiếu nại với các cơ quan chức năng. Từ tháng 7/2011, Luật Bảo vệ NTD có hiệu lực, đây sẽ là tín hiệu mừng vì chắc chắn NTD sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Trí Dũng
Ý kiến ()