Người nuôi dân làm đường giao thông
Anh Chu Tiến Ngân (trong ảnh) ở thôn Khuổi Bốc, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) là một người dân tộc Dao bình dị, có tinh thần vì cuộc sống của cộng đồng khi anh dốc gần như toàn bộ tài sản của mình để nuôi bà con trong thôn ăn trong vòng năm tháng làm đường giao thông nông thôn.Là một thôn vùng cao xa xôi, hẻo lánh, từ thôn Khuổi Bốc ra trung tâm xã Thượng Quan dài 15 km, trong đó có 6 km phải đi bộ, luồn rừng, men theo các sườn núi. Không có đường nên việc đi lại của đồng bào Dao ở Khuổi Bốc những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất ra nhiều ngô, nuôi được nhiều lợn, gà nhưng không có ai vào mua. Bốn- năm giờ sáng, bà con đã phải đốt đuốc gánh sản phẩm mình sản xuất được ra chợ xã để bán, tối muộn mới về đến nhà. Trước tình hình đó, anh Chu Tiến Ngân, dân tộc Dao ở trong thôn đã chi gần như toàn bộ số thóc và tiền bạc của mình ra nuôi bà con ăn trong vòng năm...
Là một thôn vùng cao xa xôi, hẻo lánh, từ thôn Khuổi Bốc ra trung tâm xã Thượng Quan dài 15 km, trong đó có 6 km phải đi bộ, luồn rừng, men theo các sườn núi. Không có đường nên việc đi lại của đồng bào Dao ở Khuổi Bốc những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất ra nhiều ngô, nuôi được nhiều lợn, gà nhưng không có ai vào mua. Bốn- năm giờ sáng, bà con đã phải đốt đuốc gánh sản phẩm mình sản xuất được ra chợ xã để bán, tối muộn mới về đến nhà. Trước tình hình đó, anh Chu Tiến Ngân, dân tộc Dao ở trong thôn đã chi gần như toàn bộ số thóc và tiền bạc của mình ra nuôi bà con ăn trong vòng năm tháng, nhằm mở mới 6 km đường tới thôn Phiêng Nhượng để ra trung tâm xã.
Nghe anh Ngân đưa vấn đề làm đường ra bàn bạc, ban đầu bà con trong thôn đóng góp công lao động, gia đình anh Ngân sẽ nuôi ăn sáng, ăn cơm trưa và ăn cơm tối, thì nhiều người trong thôn tỏ ra băn khoăn. Vì đoạn đường định mở dài, nhiều đoạn qua những tảng đá cao quá đầu người, vắt trên sườn núi, nếu làm sẽ mất nhiều thời gian, công sức, không biết gia đình anh Ngân sẽ hỗ trợ tiền ăn được bao nhiêu ngày. Nhưng anh Ngân vẫn quả quyết: 'Tôi sẽ nuôi ăn hằng ngày, bà con quyết tâm, thì chúng ta sẽ làm được!'.
Lúc đầu anh Ngân dự định hỗ trợ toàn bộ số thóc trong nhà mình là đủ để bà con trong thôn ăn đến khi làm xong đường. Nhưng do phải đào núi, đập đá mất quá nhiều ngày để mở đường, thời gian lao động kéo dài, nên số thóc trong nhà anh dự tính để nuôi bà con không đủ, anh lại chi thêm 20 triệu đồng để mua gạo, thực phẩm nuôi bà con ăn làm đường. Anh Ngân mộc mạc tâm sự với chúng tôi: 'Số tiền hỗ trợ bà con làm đường tôi chuẩn bị để cho hai con đi học ở Hà Nội và trung tâm huyện, nhưng vì lợi ích của bà con, nên tôi chi trước, tiền học của con sẽ lo sau!'. Cảm phục trước tấm lòng hào hiệp vì cộng đồng của anh Ngân, nhiều gia đình trong thôn cũng tự nguyện đóng góp thêm tiền, gạo để phục vụ các bữa ăn cho bà con làm đường. Nhân dân thôn Phiêng Nhượng cũng tham gia làm cùng. Với cách hỗ trợ thiết thực, cùng sự đồng thuận cao của nhân dân trong thôn Khuổi Bốc, sau năm tháng với gần 4.000 ngày công lao động (trung bình mỗi ngày 25 – 26 người tham gia làm đường), tuyến đường liên thôn Khuổi Bốc – Phiêng Nhượng dài 6 km, mặt đường rộng 1,5 m, đi lại bằng xe máy dễ dàng.
Làm đường xong, từ năm 2009 đến nay, anh Ngân vẫn tiếp tục vận động và đứng ra tổ chức cho bà con trong thôn tu bổ, chỉnh trang mặt đường. Bên cạnh đó, anh còn hỗ trợ nhiều gia đình nghèo thôn Khuổi Bốc phát triển kinh tế, bằng cách cho mượn 3.000 m2 đất để cấy lúa, trồng ngô, cho vay bò giống để chăn nuôi.
Bí thư Đảng ủy xã Thượng Quan Hoàng Văn Ngân cho biết: 'Mặc dù kinh tế gia đình chưa thật khấm khá, nhưng việc làm của anh Ngân thật đáng trân trọng, vì nó đã giúp bà con đi lại dễ dàng, góp phần thiết thực đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, học hành của các cháu. Là một người dân bình thường, anh Ngân đã làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ'.
Theo Nhandan
Ý kiến ()