Người Mỹ khốn đốn vì giá cả tăng cao
Trên khắp các đường phố ở nước Mỹ, câu chuyện nóng hổi được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là chuyện giá cả tiêu dùng đang tăng chóng mặt. Jorge Alberto, một cụ ông về hưu đã lâu nói :”Chính phủ nói rằng lạm phát vẫn thấp nhưng điều mà tôi thấy trong các cửa hàng là trái ngược hẳn”. Các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang quan trọng hơn việc kìm hãm đà tăng giá đang dần xuất hiện. “Tôi nghĩ rằng FED không hiểu gì về cuộc sống của chúng tôi”, J. McKeever, một trợ giảng ở Học viện Montessori nói. “Tôi rất tiết kiệm, và tính đến từng đồng khi chi tiêu. Vài tháng gần đây, tôi thấy tiền của mình càng ngày càng khó để bù đắp những khoản chi tiêu thông thường trong cuộc sống”. Trên khắp nước Mỹ, người dân cho rằng hiện trạng kinh tế thực sự mà họ đang trải qua không giống như bức tranh kinh tế vĩ mô được mô tả bằng các chỉ số kinh tế mà chính phủ thống kê. “Lương thì...
Trên khắp các đường phố ở nước Mỹ, câu chuyện nóng hổi được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là chuyện giá cả tiêu dùng đang tăng chóng mặt.
Jorge Alberto, một cụ ông về hưu đã lâu nói :”Chính phủ nói rằng lạm phát vẫn thấp nhưng điều mà tôi thấy trong các cửa hàng là trái ngược hẳn”.
Các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang quan trọng hơn việc kìm hãm đà tăng giá đang dần xuất hiện.
“Tôi nghĩ rằng FED không hiểu gì về cuộc sống của chúng tôi”, J. McKeever, một trợ giảng ở Học viện Montessori nói. “Tôi rất tiết kiệm, và tính đến từng đồng khi chi tiêu. Vài tháng gần đây, tôi thấy tiền của mình càng ngày càng khó để bù đắp những khoản chi tiêu thông thường trong cuộc sống”.
Trên khắp nước Mỹ, người dân cho rằng hiện trạng kinh tế thực sự mà họ đang trải qua không giống như bức tranh kinh tế vĩ mô được mô tả bằng các chỉ số kinh tế mà chính phủ thống kê.
“Lương thì không tăng, và chúng tôi phải chịu áp lực làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả những mặt hàng thiết yếu cứ liên tục tăng giá và tôi có cảm giác thu nhập của mình càng ngày càng ít đi”, một người đàn ông 50 tuổi ở ngoại ô San Francisco cho biết.
Trong tháng 3 vừa qua, lạm phát đã tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt với tình trạng tăng giá của cả những mặt hàng hết sức phổ thông như bột giặt Tide, sôcôla Hershey, bởi giá coca, đường, dầu, bột mì, ngô cũng tăng liên tục.
Nhiều hãng sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu nước Mỹ như Procter & Gamble Co, Kimberly-Clark Corp cho biết sẽ tăng giá nhiều mặt hàng nữa trong thời gian tới. Giá bột giặt, bỉm, giấy ướt, giấy vệ sinh đều tăng ít nhất 5 – 7%.
“Hoá đơn thực phẩm của tôi đã tăng 30% trong năm ngoái”, một cô giáo ở Alabama cho biết. Cô đã phải tiết kiệm từng đồng để có thể trang trải được khoản chi tiêu.
Các chuyên gia tin rằng giá lương thực, xăng dầu sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ cho đến nay vẫn chưa có động thái nào cho thấy họ sẽ kìm hãm lạm phát bằng cách điều chỉnh lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục. Các quan chức FED vẫn giữ quan điểm cho rằng sự phục hồi kinh tế sau thời kỳ suy thoái vẫn còn yếu ớt và cần phải được nâng đỡ bằng chính sách lãi suất thấp.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương châu Âu cuối tuần trước đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008 để kìm chế lạm phát.
Người tiêu dùng thì liên tục phàn nàn về việc thực phẩm và giá xăng tăng quá nhiều so với thu nhập của họ, buộc họ phải lựa chọn khó khăn trong ngân sách hạn hẹp.
Eileen Reilly, một cụ bà 72 tuổi ở ngoại ô Chicago cho biết, giá xăng và lương thực thực phẩm tăng cao đã khiến bà phải hạn chế đi lại, mua thực phẩm rẻ hơn mình và cho con chó cưng Lucky của bà, thậm chí bà đã quyết định dừng uống thuốc để cải thiện tình trạng bệnh gan của mình.
“Bác sĩ nói tôi sẽ chết nếu không uống thuốc đều đặn. Tôi bảo ông ta rằng tôi già rồi, đàng nào tôi cũng sẽ sớm ra đi. Tôi phải lựa chọn giữa những viên thuốc với chiếc ô tô và con chó. Mà tôi thì cần ô tô để đi và rất yêu con Lucky của mình”.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()