Người đem niềm vui đến cho bản làng
LSO- Mong ông sống lâu trăm tuổi để bà con được cậy nhờ - đó là những lời tâm sự chân thành của nhiều bà con ở 3 thôn Lũng Mắt, Nà Mần, Lũng Mần thuộc xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng về ông Triệu Văn Quyền, 78 tuổi ở thôn Nà Mần, bởi ông đã có công lớn về việc xin vốn đầu tư trạm bơm nước Bó Chỉnh phục vụ bà con và vốn để cải tạo con đường liên thôn dài gần 7 cây số. Ông Triệu Văn Quyền kiểm tra trạm bơm Bó Chỉnh, thôn Nà Mần, xã Gia Lộc, huyện Chi LăngThôn Lũng Mắt, Lũng Mần, Nà Mần những năm 1955- 1960 của thế kỷ trước vẫn gọi là thôn Lũng Mắt, cách trung tâm xã chừng 3 cây số, nhưng đường sá đi lại rất khó khăn. Học sinh đi học phải đi bộ men theo các sườn đồi, núi đá, còn đi học cấp 3 phải đi bộ gần 10 cây số. Bởi vậy mà chỉ học hết cấp 2 các cháu đã bỏ học giữa chừng, cháu nào quyết tâm lắm mới học hết cấp 3. Gia đình nào có con...
LSO- Mong ông sống lâu trăm tuổi để bà con được cậy nhờ – đó là những lời tâm sự chân thành của nhiều bà con ở 3 thôn Lũng Mắt, Nà Mần, Lũng Mần thuộc xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng về ông Triệu Văn Quyền, 78 tuổi ở thôn Nà Mần, bởi ông đã có công lớn về việc xin vốn đầu tư trạm bơm nước Bó Chỉnh phục vụ bà con và vốn để cải tạo con đường liên thôn dài gần 7 cây số.
Ông Triệu Văn Quyền kiểm tra trạm bơm Bó Chỉnh, thôn Nà Mần, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng
Đất nước đổi mới đã tác động sâu sắc đến vùng quê nghèo này, từ chỗ chỉ cấy được 1 vụ lúa do không chủ động được nguồn nước tưới, sau 1 vụ lúa đất đều bỏ hoang thì nay người dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm. Đất không chủ động được nguồn nước tưới, người dân chuyến sang trồng các loại cây công nghiệp như thuốc lá, trồng ngô xuống ruộng – điều mà trước đây người dân chưa bao giờ làm. Rừng tạp được thay thế bằng cây hồi có giá trị kinh tế cao…Song ông Triệu Văn Quyền vẫn băn khoăn là làm thế nào để bà con chuyển từ một vụ sang 2 vụ ăn chắc, không còn lo cảnh thiếu nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Năm 2010, ông đã làm tờ trình xin huyện đầu tư xây dựng trạm bơm Bó Chỉnh, thôn Nà Mần. Thấy ông Quyền tâm huyết như vậy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Vi Văn Thuận đã cử các ngành chức năng đến khảo sát thực tế và đồng ý đầu tư xây dựng 1 trạm bơm có công suất 200 mét khối nước/ 1 giờ, một đường dây điện 3 pha dài 180 mét, một bể chứa 50 mét khối cùng hệ thống ống dẫn nước gần 200 mét với tổng kinh phí 265 triệu đồng. Đầu tháng tư năm 2011, trạm bơm đi vào vận hành đã giải quyết nước tưới cho trên 20 ha lúa, hoa mầu, cung cấp nước sinh hoạt cho gần 50 hộ trong thôn. Ngày trạm bơm đi vào hoạt động, bà con vô cùng phấn khởi. Chị Triệu Thị Thời, thôn Nà Mần phấn khởi chia sẻ: gia đình chị có 3 sào ruộng, từ khi có trạm bơm, gia đình đã chủ động được nguồn nước tưới, không còn lo cảnh ruộng lúa khô hạn như mấy năm trước. Cũng nhờ có bể chứa nước nước ngay trong thôn nên nước sinh hoạt luôn đảm bảo. Cảm ơn ông Quyền, cảm ơn các ban, ngành huyện đã quan tâm đến cuộc sống của người dân chúng tôi.
Đường điện 3 pha dài 180 mét phục vụ cho trạm bơm
Khi được hỏi sao ông lại có ý nghĩ như vây, ông Quyền trả lời, đó là thời kỳ những năm 60 của thế kỷ trước, ông tham gia hợp tác xã, rồi làm cán bộ xã, cấp huyện, tỉnh lúc đó đã có ý định đầu tư, nhưng do cuộc chiến tranh lâu dài của dân tộc, những ý tưởng đó đã không thực hiện được. Giờ thì khác, đất nước đổi mới, cuộc sống đã khá hơn trước, tôi vẫn nung nấu ý tưởng đó của thế hệ đi trước để làm thế nào thế hệ sau hiểu được và thực hiện để đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Câu nói khiêm tốn và giản dị của ông đã nói lên rằng, ông luôn lo cho cuộc sống của người dân, chả thế mà bà con trong thôn quý ông đến vậy.
Phùng Khiêm
Ý kiến ()