LSO-Trước đây, nghe tin đại hội Đảng bộ từ cấp huyện, cấp tỉnh đã thấy xa và người dân vùng cao cảm thấy, tỉnh, huyện và trung ương bàn chuyện mà mỗi người dân bình thường đều không cảm nhận được; thì nay, ngồi trong nhà, bật màn hình ti vi theo dõi phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghe các báo cáo về sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước, liên hệ với quê hương mình thì cũng thấy được bản thân gia dình, quê hương mình trong sự đổi mới đó.Đó là tâm sự rất thật của một cán bộ về hưu tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Rất “tâm đắc” với nhận xét của mình, cụ nói tiếp “Việc “nhãn tiền” có thể nhìn thấy được, “sờ” thấy được là việc khởi công nâng cấp cải tạo tuyến đường từ thị trấn Cao Lộc qua xã nhà ra cửa khẩu biên giới và chuẩn bị khởi công xây dựng Trường THPT khu vực Ba Sơn. Đảng “lo” giao thông để...
LSO-Trước đây, nghe tin đại hội Đảng bộ từ cấp huyện, cấp tỉnh đã thấy xa và người dân vùng cao cảm thấy, tỉnh, huyện và trung ương bàn chuyện mà mỗi người dân bình thường đều không cảm nhận được; thì nay, ngồi trong nhà, bật màn hình ti vi theo dõi phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghe các báo cáo về sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước, liên hệ với quê hương mình thì cũng thấy được bản thân gia dình, quê hương mình trong sự đổi mới đó.
Đó là tâm sự rất thật của một cán bộ về hưu tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Rất “tâm đắc” với nhận xét của mình, cụ nói tiếp “Việc “nhãn tiền” có thể nhìn thấy được, “sờ” thấy được là việc khởi công nâng cấp cải tạo tuyến đường từ thị trấn Cao Lộc qua xã nhà ra cửa khẩu biên giới và chuẩn bị khởi công xây dựng Trường THPT khu vực Ba Sơn. Đảng “lo” giao thông để đẩy mạnh phát triển kinh tế; “lo” xây trường cấp 3 để phát triển văn hóa, nâng cao trình độ cho thanh niên các dân tộc Cao Lâu, Xuất Lễ, Hải Yến, Công Sơn, Mẫu Sơn, Thanh Lòa, Lộc Yên – những xã vùng cao biên giới thuộc diện khó khăn nhất của huyện.”
|
Trường THCS xã Hữu Kiên (Chi Lăng) |
Khác với người dân xã Cao Lâu, “tâm đắc” nhất của ông Phó Chủ tịch UBND xã Công Sơn là chính sách của Đảng và Chính phủ đối với học sinh hộ nghèo thuộc các xã vùng cao, vùng ĐBKK. Chính sự quan tâm này đã giúp cho Công Sơn có trường nội trú dân nuôi, con em người Dao được nuôi dạy tử tế. Ông nói rằng, nếu không có Quyết định 112 và các quyết định tiếp theo của Chính phủ về chế độ trợ cấp cho học sinh con hộ nghèo vùng 135, vùng ĐBKK, thì con em nhân dân xã Công Sơn nói riêng và các xã vùng khó khăn nói chung “muôn đời vẫn vậy”, chịu thất học và “không thể ngóc đầu lên được” chứ đừng nói đến học hết lớp 9, vào cấp 3, thậm chí đã có cháu học lên Đại học. Trong những năm đổi mới và nhất là 10 năm trở lại đây, bằng các chương trình 135 giai đoạn 1 và 2, chương trình 134, chương trình 120 cùng với nhiều dự án chương trình khác, các xã vùng cao, vùng ĐBKK của Lạng Sơn không những có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện về cơ sở hạ tầng, mà còn trực tiếp giúp đồng bào cải thiện sinh hoạt, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Trung bình mỗi năm, các xã vùng cao, vùng 135, vùng ĐBKK triển khai thực hiện trên 30 chính sách, từ những chính sách hỗ trợ phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế văn hóa, xã hội, chính sách có tác dụng trực tiếp giảm nghèo như hợp phần hỗ trợ sản xuất của chương trình 135, đến các chính sách an sinh xã hội như trợ giúp xây dựng nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn (chương trình 134) và nhiều chính sách khác như cấp thẻ BHYT miễn phí, trợ cấp tiền đi học… các chính sách ấy bao trùm toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Có người nói rằng sự quan tâm ấy nhiều đến nỗi đồng bào “mơ là thấy, cần là có”. Sự giúp đỡ ấy là rất cần thiết để giúp đồng bào vươn lên. Một người dân ở xã Khánh Long (Tràng Định) nói rằng “Đảng lo cho dân đủ thứ, từ cái nhà cho ta ở, nguồn nước cho ta uống; hỗ trợ giống, phân bón cho cây lúa cây ngô thêm chắc hạt; lại lo từ cái nhỏ nhất trở đi như cái nhà vệ sinh… Lo cái trước mắt cho dân khỏi đói, lại lo cái lâu dài là cấp tiền cho con em ta đi học…Công ơn của Đảng đối với gia đình, dân tộc mình to lắm. Vậy nên mong Đảng mạnh hơn, sáng suốt hơn cho dân mình được nhờ mãi mãi”.Từ ngày 15/9/2010, các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI được công bố và lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo Nhân Dân được cấp đến chi bộ Đảng tại thôn bản, nhiều cán bộ và người dân các xã vùng cao, vùng ĐBKK của Lạng Sơn đã tìm đọc và tìm hiểu thêm vấn đề về chính sách dân tộc của Đảng. Đồng bào phấn khởi khi thấy văn kiện đã đề cập một cách sâu sắc hơn về công tác dân tộc, vấn đề dân tộc. Nhiều người biết rằng sẽ tiếp tục chương trình 135 giai đoạn 3 (2011-2015), nên rất phấn khởi. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ xã lại mong muốn cần phân cấp mạnh cho cấp xã thực hiện chương trình; chứ nếu vẫn để huyện làm chủ đầu tư sẽ kém hiệu quả, thậm chí gây lãng phí không cần thiết, vì “không ai hiểu rõ cái dân cần bằng cán bộ xã, thôn”.
Đại hội Đảng toàn quóc lần thứ XI, một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của đất nước đã thu hút sự quan tâm của nhân dân vùng cao Lạng Sơn bằng những vấn đề thiết thực như thế.
Minh Hồng
Ý kiến ()