tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2057/a394cb2d02cee039a1011f3e5f997adf_XL.jpg” border=”0″ alt=”Người dân Iran hy vọng ông Rouhani sẽ tạo ra sự thay đổi” /> – Các cử tri Iran đã lựa chọn giáo sĩ Hassan Rouhani là tổng thống mới của họ trong cuộc bầu cử ngày 15-6. Việc ông Rouhani đã giành được 50,7% số phiếu bầu, vượt xa so với 5 đối thủ còn lại, đã cho thấy những khát vọng của các cử tri về sự thay đổi của đất nước Iran.
Theo thông báo của Bộ trưởng Nội vụ Iran, ông Mostafa Mohammad-Najjar vào đêm ngày 15-6, tổng thống mới đắc cử của Iran đã giành được 18.613.329 phiếu trong tổng số 36.704.156 lá phiếu đã được bỏ. Cả năm ứng cử viên thuộc phe bảo thủ còn lại tụt lại khá xa sau ông Rouhani, trong đó người đạt kết quả khả quan nhất là Thị trưởng TP Tehran Mohammad Baqer Qalibaf cũng chỉ giành được có 16,58% số phiếu.
Trong suốt thời gianh tranh cử cho trước cuộc bỏ phiếu vài ngày, các ứng cử viên ủng hộ đường lối bảo thủ luôn giành được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nhiều so với phe ôn hòa. Tuy nhiên, ông Rouhani đã bất ngờ lôi kéo được một số lượng lớn cử tri khi nêu cao khẩu hiệu cải cách ở giai đoạn cuối trong chiến dịch tranh cử, và khẩu hiệu này đã phản ánh được khát khao cháy bỏng về một sự thay đổi của người dân Iran.
Các nhà phân tích cho rằng, chiến thắng vang dội của ông Rouhani bắt nguồn từ một số lượng lớn các cử tri đã tham gia bỏ phiếu, những người đã xem ông như là lựa chọn tốt nhất có thể để giúp biến những hy vọng của họ thành những sự thay đổi thật sự trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Iran.
Khi tuyên bố “nền kinh tế thịnh vượng, nền chính trị thực dụng và nền văn hóa năng động” là ba cột trụ trong việc quản lý đất nước, ông Rouhani đã thành công trong việc nắm bắt khát vọng của người dân Iran đối với tương lai và vận mệnh đất nước của họ.
Ông Rouhani đã hứa hẹn sẽ thành lập một chính phủ “khôn ngoan và hy vọng” và đưa ra một kế hoạch chi tiết về các quyền công dân. Ông Sadeq Zibakalam, một giáo sư của trường ĐH Tehran, trả lời phỏng vấn của hãng tin Tân Hoa xã nói: “Ông sẽ mang lại những thay đổi lớn lao đối với tương lai của đất nước chúng tôi, cả trong nước laanxn quốc tế, đặc biệt là trong sự phát triển kinh tế của Iran, chính sách ngoại giao và vấn đề hạt nhân”.
Những hứa hẹn của ông Rouhani
Ông Rouhani được bầu ra trong một thời điểm mà người dân Iran không còn khả năng chịu đựng được tình trạng hiện tại của Iran, đặc biệt là khi nền kinh tế nước này đang bị tác động nặng nề bởi lệnh trừng phạt của phương Tây. Với một tốc độ lạm phát lên đạt hơn 31% và tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 20%, cuộc sống của người dân Iran đang ngày một trở nên khó khăn hơn.
Ông Amir Jalfarzadeh, một người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Tehran nói: “Giá thuê nhà đã tăng gấp ba lần, giá nhà cũng tăng gần gấp ba lần trong vòng một năm qua. Chúng tôi thậm chí còn không đủ tiền để sống nữa”.
Để xóa bỏ tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây lên nền kinh tế Iran, ông Rouhani đã cam kết sẽ cải thiện quan hệ với cộng đồng quốc tế. Phát biểu với những người ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử, ông nói: “Tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động tương tác mang tính xây dựng với thế giới” và nhấn mạnh rằng Iran nên hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở hợp lý và hiểu biết.
Kế hoạch làm ấm lên mối quan hệ giữa Iran với các nước phương Tây của ông Rouhani đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của ông. Ông Jalfarzadeh nhận xét: “Bằng cách cải thiện mối quan hệ với phương Tây, những người dân bình thường như chúng tôi đã nhìn thấy một tương lai đầy hứa hẹn và cuộc sống của chúng tôi sẽ trở nên tốt hơn”.
Ông Rouhani được xem như là ứng cử viên có khả năng nhất trong việc giải quyết những bế tắc trong các tranh cãi về vấn đề hạt nhân giữa Iran với các cường quốc trên thế giới. Vào năm 2003, khi ông Rouhani là nhà thương thuyết hạt nhân hàng đầu dưới chế độ của cựu tổng thống Mohammad Khatami, Iran đã chấp nhận đình chỉ quá trình làm giàu uranium gây tranh cãi của mình.
Ông Rouhani đã cam kết sẽ chuyển vấn đề hạt nhân từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sáng Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA) và nói rằng chương trình hạt nhân của Iran là hòa bình và nên được dàn xếp với IAEA.
Thêm vào đó, ông Rouhani cũng đã hứa sẽ cải thiện hệ thống chính trị và các quyền công dân ở Iran. Ông nói: “Tôi cam kết sẽ bảo vệ các quyền của người dân như quyền tự do ngôn luân, quyền tham gia các đảng phái và gìn giữ bản sắc dân tộc của họ”.
Người dân Iran có thể trông đợi gì?
Mặc dù tổng thống mới đắc cử hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ với các nước phương Tây để xóa bỏ những sức ép lên nền kinh tế Iran, nhưng lập trường vững chắc của nước này về các quyền sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình và chương trình làm giàu nhiên liệu hạt nhân sẽ ngăn cản phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của họ.
Ông Seyed Mohammad Marandi, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cưu Bắc Mỹ và châu Âu của trường ĐH Tehran nhận xét, nguyên tắc của Iran về các quyền của họ sẽ không thay đổi. Nước này sẽ vẫn kiên trì sự hỗ trợ của họ đối với chính quyền Syria và bản thân ông Rouhani vẫn coi Israel là một nước phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, sự thay đổi tổng thống ở Iran sẽ mang lại những cơ hội mới cho nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả các nước phương Tây, trong việc thay đổi các chính sách về mối quan hệ với Iran.
Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei của Iran vẫn là người có tiếng nói cuối cùng trong các chính sách quan trọng của đất nước như quan hệ với các cường quốc trên thế giới và vấn đề hạt nhân và tổng thống Rouhani phải làm việc theo các nguyên tắc chung của đất nước. Nhưng ông Zibakalam cho rằng ông Rouhani vẫn có thể đóng một vai trò nhất định trong cuộc đàm phán của Iran với nhóm cường quốc 5 1, bao gồm năm nước thành viên của Hội đồng bảo an LHQ và Đức. Ông này cũng nói thêm rằng ông Rouhani cũng sẽ đưa ra một loat các biện pháp để đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế trong nước.
Ông cho rằng ông Rouhani có vẻ sẽ tìm ra một giải pháp thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân với nhóm P5 1, và bảo đảm được rằng Iran có được chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình của mình mà không phải trả giá bằng việc mối quan hệ với các nước phương Tây trở nên tồi tệ hơn.
Ông Zibakalam nói: “Ông Rouhani không hề coi vấn đề hạt nhân như một cuộc chiến về ý thức hệ giữa nước Cộng hòa Hồi giáo với phương Tây”. Và ông nói thêm: “Tất nhiên, mọi người không nên trông đợi vào những thay đổi tức thời của đất nước, nhưng một số chính sách hiện thời sẽ vẫn tiếp tục. Những thay đổi chắc chắn sẽ từ từ diễn ra”.
Theo Nhandan
Theo Nhandan
Ý kiến ()