Thứ 5, 26/12/2024 01:02 [(GMT +7)]
Ngọt ngào Cao Lộc mùa ngô
Thứ 6, 01/07/2011 | 09:21:00 [(GMT +7)] A A
Có lần trao đổi với anh Ma Văn Ái, Phó Chủ tịch UBND huyện anh khẳng định, cây ngô có rất nhiều lợi thế, giải phóng đất nhanh, có thể làm 3 vụ một năm. Huyện sẽ tiếp tục chỉ đao tận dụng diện tích đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. So với diện tích lúa thì cây ngô đã có phần lấn lướt, hiệu quả từ ngô tạo ra đã trở thành nguồn thu nhập lớn trong nhiều hộ gia đình. Như vậy, đã đến lúc cần một chiến lược dài hơi hơn cho cây ngô, không chỉ trên đồng đất các xã ven sông. Nếu có một nhà máy chế biến ngô tại chỗ thì cây ngô không chỉ là cây lương thực mà nó sẽ là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Ý tưởng ấy hoàn toàn có thể, cơ sở của nó là Cao Lộc có cả ngàn tấn ngô, và cây ngô đã là cây xoá nghèo.
LSO-Ứng phó hạn đầu vụ, Cao Lộc đã định hướng cho nhân dân tăng cường cây chịu hạn. Vì vậy khắp trên đồng đất Cao Lộc đâu cũng kín đặc những ngô là ngô, theo đánh giá của phòng Nông nghiệp diện tích ngô tăng cao so với năm ngoái. Ngô đã trở thành cây giảm nghèo của nông dân Cao Lộc.
Nông dân xã Tân Liên, huyện Cao Lộc thu hoạch ngô |
Anh Nông Văn Chắn, thôn Tằm Nguyên, xã Tân Liên vừa bóc những bẹ ngô trắng đục lộ ra những hạt ngô nõn nà, vàng như phết mật vừa tâm sự, năm nay đầu vụ hạn nhưng vẫn thắng chú ạ, nhà trồng có 10 túi giống mà thu trên 1 tấn, giá thị trường là 8.000 đồng. Chỉ vậy thôi đã thu gần chục triệu. Mất có ba tháng, thế là lãi rồi. Quả thực cây ngô trên đất Cao Lộc vụ này đã được người dân khai thác tối đa. Vào đầu vụ do hạn kéo dài nên Phòng Nông nghiệp, Khuyến nông đã định hướng cho nhân dân khai thác tối đa diện tích trồng ngô, toàn huyện đã tăng diện tích ngô lên gần 1.000 ha. Các xã ven sông như Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp, một phần của Bình Trung. Rồi các xã có diện tích đồi thấp như Hòa Cư, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ nhân dân tận dụng hết đất một vụ để trồng ngô. Hơn thế bà con còn khai thác bờ bãi để tăng diện tích nên rất khó thống kê diện tích. Chỉ biết rằng mùa này, các chợ, các trung tâm cụm xã trở thành “trung tâm“ mua bán ngô. Từ cây ngô, chăn nuôi phát triển, ngô thành hàng hoá, ngô Cao Lộc đã đổ về mọi vùng miền, bán ngược sang Trung Quốc. Qua một vụ tăng diện tích ngô tư duy sản xuất hàng hoá của người nông dân thay đổi, thế độc canh cây lúa bị phá vỡ, nhiều hộ đã chuyển hẳn sang thâm canh cây ngô lai. Nói là nói vậy nhưng cây ngô Cao Lộc cũng có những phen lao đao, để ngô thành hàng hóa như hiện nay không đơn giản như người ta vẫn nghĩ. Phủ xanh ngô trên những nương bãi cũng phải trải qua một quá trình. Theo anh Hoàng Văn Minh, thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, khi chưa có giống ngô mới người ta chỉ trồng ngô để ăn, mỗi nhà trồng vài ống, đến mùa nhà nào dư dật thì luộc mang bán, còn lại để giống hoặc rang cho bọn trẻ ăn vài ngày là hết cả vụ ngô. Nhưng không sao, người ta quan niệm ngô là thứ để ăn chơi mà. Rồi cơ cấu mùa vụ thay đổi, nguồn sinh thuỷ ngày càng hạn chế cây lúa trở nên bấp bênh thì cây ngô lại bền chắc. Phong trào ngô giống mới lan về các xã, nhiều hộ trồng ngô không thể tin năng suất ngô lai cao đến vậy. Khi ấy chủ trương chung của huyện là nâng diện tích ngô lên 800 ha. Nhưng ỳ ạch mãi cũng chỉ được tầm 400ha. Nhiều người chưa tin trồng ngô mang lại giá trị ngang lúa. Khởi đầu của phong trào ngô giống mới là cánh đồng thôn Bắc Đông, xã Gia Cát; Tằm Nguyên, xã Tân Liên. Thu hoạch người ta mới tin ngô giống mới bắp to thế, từng hạt đều tăm tắp năng suất ước đạt 35 tạ một ha. Rồi người nọ đồn người kia, chỉ năm sau diện tích ngô tăng gần gấp đôi và đến giờ là tăng gần gấp 3. Mỗi vụ ngô đã thu về cho nông dân mỗi xã hàng tỷ đồng. Nếu so với lúa ngô có giá trị thấp hơn nhưng so công chăm bón, đầu tư thì lãi bằng nhau. Về Cao Lộc trong những ngày này câu chuyện thời sự của người dân là hộ nào thu nhiều ngô nhất, từ đó tính ra thu nhập khá dễ dàng. Chị Minh thôn Bắc Nga khoe, năm nay nhà trồng ít, biết thế chuyển thêm một số diện tích nữa sang trồng ngô. Nhà chị Ngọc ở đầu thôn, trồng 10 túi, thế là thu ngay chục triệu đồng. Ngô rất dễ bán nếu vui vui thì gánh đi chợ, bằng không chỉ cần bóc ra đấy khác có người đến mua. Theo những người dân, nếu nắng hạn kéo dài, ngô được mùa như năm nay thì chỉ sang năm thôi diện tích ngô sẽ còn tăng nữa. Khi đó chợ không phải như thế này mà chắc chắn dãy ngô còn dài hơn nữa.
Có lần trao đổi với anh Ma Văn Ái, Phó Chủ tịch UBND huyện anh khẳng định, cây ngô có rất nhiều lợi thế, giải phóng đất nhanh, có thể làm 3 vụ một năm. Huyện sẽ tiếp tục chỉ đao tận dụng diện tích đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. So với diện tích lúa thì cây ngô đã có phần lấn lướt, hiệu quả từ ngô tạo ra đã trở thành nguồn thu nhập lớn trong nhiều hộ gia đình. Như vậy, đã đến lúc cần một chiến lược dài hơi hơn cho cây ngô, không chỉ trên đồng đất các xã ven sông. Nếu có một nhà máy chế biến ngô tại chỗ thì cây ngô không chỉ là cây lương thực mà nó sẽ là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Ý tưởng ấy hoàn toàn có thể, cơ sở của nó là Cao Lộc có cả ngàn tấn ngô, và cây ngô đã là cây xoá nghèo.
Nguyễn Nhật Anh
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()