LSO-Mặc dù còn nhiều khó khăn song năm 2010, Lạng Sơn tiếp tục có những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại, nổi bật trong đó phải kể đến các hoạt động ngoại giao kinh tế (NGKT). Bên cạnh phát huy nội lực, việc tranh thủ ngoại lực thông qua con đường NGKT đã tạo thành đòn bẩy, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.Trong các thập kỷ gần đây, NGKT luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao Việt Nam nói chung. Là tỉnh biên giới có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao thương quan trọng của Việt Nam và của ASEAN với Trung Quốc, lại nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động NGKT nhằm tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.Bốc xếp hàng nhập khẩu tại Cửa khẩu Hữu NghịTiếp tục khai thác và phát huy các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ trong nước và...
LSO-Mặc dù còn nhiều khó khăn song năm 2010, Lạng Sơn tiếp tục có những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại, nổi bật trong đó phải kể đến các hoạt động ngoại giao kinh tế (NGKT). Bên cạnh phát huy nội lực, việc tranh thủ ngoại lực thông qua con đường NGKT đã tạo thành đòn bẩy, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.
T rong các thập kỷ gần đây, NGKT luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao Việt Nam nói chung. Là tỉnh biên giới có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao thương quan trọng của Việt Nam và của ASEAN với Trung Quốc, lại nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động NGKT nhằm tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
|
Bốc xếp hàng nhập khẩu tại Cửa khẩu Hữu Nghị |
Tiếp tục khai thác và phát huy các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ trong nước và quốc tế, năm 2010, Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, công tác xúc tiến thương mại, du lịch, vận động viện trợ chính thức và viện trợ không hoàn lại. Các thỏa thuận quốc tế ký kết giữa tỉnh và các đối tác nước ngoài tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong đó phải kể đến việc đăng cai tổ chức và ký kết Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang-Quảng Tây (Trung Quốc). Nội dung Bản ghi nhớ tập trung thúc đẩy xây dựng Khu hợp tác biên giới Đồng Đăng-Bằng Tường; xây dựng đấu nối giao thông khu vực biên giới; tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học, kỹ thuật nông nghiệp….Trong năm, tỉnh cũng đã cử đoàn địa biểu sang thăm Quảng Tây, dự Lễ khai mạc triển lãm Trung Quốc-ASEAN và cùng với chính quyền Quảng Tây đồng tổ chức “Hội nghị về Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng-Bằng Tường” theo kế hoạch hai bên thống nhất tại Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban công tác liên hợp. Gần đây nhất là việc tổ chức thành công “Hội chợ thương mại Quốc tế Việt-Trung Lạng Sơn 2010” với trên 300 gian hàng, trong đó có có 30 gian hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Song song với phát huy nội lực, trong bối cảnh hội nhập, Lạng Sơn đã tích cực tranh thủ ngoại lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 36 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 251 triệu đô la, vốn giải ngân trong năm 2010 đạt khoảng 32 triệu đô la, tăng 68% so với năm 2009, lũy kế giải ngân đạt trên 80 triệu đô la, doanh thu ước đạt 9 triệu đô la, đóng góp cho ngân sách 1,2 triệu đô la, tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động. Bên cạnh đó là 44 dự án phi chính phủ nước ngoài đang thực hiện với tổng vốn đầu tư 4 triệu đô la, giá trị giải ngân năm 2010 đạt trên 1 triệu đô la; 17 dự án ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) với tổng vốn đầu tư trên 740 tỷ đồng, giải ngân năm 2010 ước đạt 181 tỷ đồng, trong đó vốn ODA đạt 129 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn đối ứng. Đặc biệt với việc tích cực tiếp xúc, vận động, trong năm, Lạng Sơn đã được tiếp nhận Dự án Phát triển kinh tế-xã hội đô thị Đồng Đăng, với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 15 triệu đô la trong tổng thể Dự án “Phát triển kinh tế-xã hội đô thị Việt Trì-Hưng Yên-Đồng Đăng” do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ.
|
Gian trưng bày của doanh nghiệp Trung Quốc tại “Hội chợ thương mại Việt – Trung 2010” |
Cùng với các hoạt động ngoại giao nói chung NGKT đã góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh Lạng Sơn trên đà đổi mới đến với bạn bè quốc tế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư trên địa bàn, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ về tài chính của các tập đoàn tài chính quốc tế, tài trợ chương trình, dự án nhân đạo của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc huy động nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện Chỉ thị 41 ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường NGKT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năm 2011, Lạng Sơn sẽ tập trung vào công tác NGKT. Trong đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị trên nhiều lĩnh vực với các địa phương của Trung Quốc, một số địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada…; tiếp tục tranh thủ các nguồn viện trợ, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo tính hiệu quả, phát triển bền vững. Với định hướng đó, tin tưởng rằng NGKT sẽ tạo đà để Lạng Sơn cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập.
Bảo Vy
Ý kiến ()