LSO-Lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết, năm 2013, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chương trình của Bộ KH&CN là “hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” (gọi tắt là chương trình nông thôn miền núi). Qua đây có thể nhận định, các dự án nghiên cứu KH&CN trong năm 2013 vẫn chủ yếu là các đề tài phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi.Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, chương trình nông thôn miền núi đã, đang và sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phương. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ KH&CN, cùng với kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của tỉnh, phần lớn các dự án nghiên cứu đều hướng về vùng nông thôn và vì lợi ích của người nông dân. Năm 2012, nông dân Lạng Sơn được hưởng lợi nhiều từ các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi. Cụ thể, Trung tấm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN đã triển khai nghiên cứu, duy trì công...
LSO-Lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết, năm 2013, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chương trình của Bộ KH&CN là “hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi” (gọi tắt là chương trình nông thôn miền núi). Qua đây có thể nhận định, các dự án nghiên cứu KH&CN trong năm 2013 vẫn chủ yếu là các đề tài phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, chăn nuôi.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, chương trình nông thôn miền núi đã, đang và sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho địa phương. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ KH&CN, cùng với kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của tỉnh, phần lớn các dự án nghiên cứu đều hướng về vùng nông thôn và vì lợi ích của người nông dân. Năm 2012, nông dân Lạng Sơn được hưởng lợi nhiều từ các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi. Cụ thể, Trung tấm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN đã triển khai nghiên cứu, duy trì công nghệ sản xuất nấm giống, trong năm đã sản xuất được 160 tuýp giống cấp I, 180 chai giống cấp II các loại, 2.000 kg giống cấp III các loại gồm: linh chi, mộc nhĩ, nấm hương, nấm sò…. Sản xuất 1.000 bịch nấm hương, 2.000 bịch nấm sò, 2.000 bịch linh chi. Sau khi nghiên cứu và duy trì thành công, đơn vị đã chuyển giao xây dựng 2 mô hình sản xuất nấm giống với số lượng 4.000 bịch cho bà con nông dân. Ngoài nấm, Trung tâm còn nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao thành công giống khoai tây siêu nguyên chủng cho bà con nông dân xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Cùng với đó, năm 2012, Trung tâm đã chuyển giao mô hình trồng nho Cự Phong và Tảo Hồng cho bà con nông dân thôn Nà Chuông, xã Mai Pha TP Lạng Sơn. Đặc biệt, năm qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã thực hiện hướng dẫn thành công cho bà con trồng hồi trên địa bàn huyện Văn Quan về các kỹ thuật như ghép hồi và chăm sóc cây hồi ghép. Không chỉ vậy, đơn vị còn chuyển giao cho bà con hơn 500 cây hồi ghép để trồng thử nghiệm. Còn rất nhiều dự án nghiên cứu trong năm 2012 mà Trung tâm Ứng dụng KH&CN đã chuyển giao thành công cho bà con nông dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Và tất cả những dự án này đều được tiếp tục thực hiện chuyển giao cho các địa phương cũng như chuyển giao đến tận tay người nông dân. Nhìn lại để thấy, việc thực hiện chương trình nông thôn miền núi của ngành khoa học đã hỗ trợ cho người nông dân có cơ hội đổi mới cách thức sản xuất, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, qua đó đã nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2013 này, theo kế hoạch ngành khoa học Lạng Sơn sẽ tổ chức triển khai 65 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong đó, 64% số đề tài, dự án là nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sinh học sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm sinh học an toàn có chất lượng, năng suất cao để phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh. Đặc biệt, trong năm nay, Sở KH&CN sẽ chú trọng vào việc xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, miền núi.
Tiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Việc tiếp tục có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho lĩnh vực nông – lâm nghiệp và chăn nuôi không nằm ngoài mục tiêu chính là đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và đưa khoa học đến với người nông dân. Ví dụ như dự án phát triển sản xuất, việc duy trì thành công kỹ thuật sản xuất nấm sẽ giúp người nông dân không phải lo về khâu giống, đồng thời ngành sẽ chuyển giao kỹ thuật để bà con nông dân có thể tự sản xuất được giống nấm từ cấp I đến cấp II. Hoặc như dự án “ứng dụng tiến bộ trong chăn nuôi bò thịt” bắt đầu được thực hiện từ đầu năm 2012, sau 1 năm thực hiện đã giúp bà con thực hiện thành công quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt và chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò. Việc thực hiện thành công dự án chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh phát triển.
Việc thực hiện chương trình nông thôn miền núi ở Lạng Sơn của ngành khoa học cơ bản đã thành công nhưng để tăng hiệu quả thì vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới như: Nên gắn trách nhiệm cho các đơn vị trực tiếp chuyển giao công nghệ cho địa phương, để các đơn vị chuyển giao theo dõi đến cùng các dự án, đồng thời qua đó cũng đánh giá được công nghệ khi chuyển giao có mang lại hiệu quả hay không và nhà khoa học nên gần gũi người nông dân hơn nữa, thậm chí lội ruộng cùng nông dân, cầm tay chỉ việc cho họ.
Trí Dũng
Ý kiến ()