Sáng 20-6, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận T.Ư, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã chủ trì buổi đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài "Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng - Cơ sở lý luận và thực tiễn" (mã số KX.04.01/06-10).Đề tài do PGS, TS Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư làm Chủ nhiệm. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước tư vấn đánh giá nghiệm thu Đề tài gồm chín thành viên do GS, TS Vũ Văn Hiền, là Chủ tịch; GS, TS Phạm Xuân Nam (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) là Phó Chủ tịch.Tham dự buổi đánh giá, nghiệm thu đề tài có GS, TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Chủ nhiệm Đề tài; Tiến sĩ Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các cơ quan, ban, ngành T.Ư và các Học viện và nhà trường.Đề tài "Bổ sung,...
Sáng 20-6, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận T.Ư, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã chủ trì buổi đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài “Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng – Cơ sở lý luận và thực tiễn” (mã số KX.04.01/06-10).
Đề tài do PGS, TS Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư làm Chủ nhiệm. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước tư vấn đánh giá nghiệm thu Đề tài gồm chín thành viên do GS, TS Vũ Văn Hiền, là Chủ tịch; GS, TS Phạm Xuân Nam (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) là Phó Chủ tịch.
Tham dự buổi đánh giá, nghiệm thu đề tài có GS, TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Chủ nhiệm Đề tài; Tiến sĩ Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các cơ quan, ban, ngành T.Ư và các Học viện và nhà trường.
Đề tài “Bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng – Cơ sở lý luận và thực tiễn” (mã số KX.04.01/06-10) tiếp cận từ góc độ khoa học lý luận chính trị, trực tiếp từ những vấn đề trong Cương lĩnh năm 1991, văn kiện từ Hội nghị thành lập Đảng đến Đại hội X, các nghị quyết của T.Ư Đảng, Bộ Chính trị. Đề tài tiếp cận từ thực tiễn liên quan đến những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 để xem xét Cương lĩnh vào cuộc sống như thế nào và ngược lại cuộc sống đặt ra những vấn đề mới cần bổ sung, phát triển Cương lĩnh ra sao. Quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài có sự tham gia của 51 nhà khoa học am hiểu sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, viết 80 chuyên đề khoa học. Ban Chủ nhiệm đã tổ chức 17 cuộc hội thảo và tọa đàm khoa học cùng nhiều cuộc điều tra dư luận xã hội đại diện cho các vùng miền của đất nước.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài gồm 11 chương, được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá, kết luận: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng khoa học, Đề tài đã luận chứng đầy đủ các vấn đề cần giữ nguyên và các vấn đề cần bổ sung, phát triển trong Cương lĩnh. Đề tài đã tổng kết, bổ sung phát triển lý luận và thực tiễn đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Đây cũng là đóng góp có giá trị với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong tình hình hiện nay. Đề tài đã nêu nhiều kiến nghị mà phần lớn đã được tham khảo, sử dụng trong quá trình tổng kết, bổ sung phát triển Cương lĩnh và soạn thảo các văn kiện khác trình Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đề tài góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, vừa có tính thời sự cấp thiết, vừa cơ bản lâu dài của cách mạng Việt Nam; trực tiếp phục vụ quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội lần thứ XI của Đảng. Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước bỏ phiếu xếp loại xuất sắc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()