Nghĩa tình đồng đội
1.061 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được quy tập từ nhiều vùng khác nhau của núi rừng hiểm trở trên đất bạn Cam-pu-chia, được các cán bộ, chiến sĩ Đội Quy tập mộ liệt sĩ (gọi tắt là Đội K52) thuộc Tỉnh đội Gia Lai đón về Tổ quốc trong suốt 10 năm qua là kết quả của sự nỗ lực không thể đo đếm của những người được giao nhiệm vụ vinh quang nhưng nặng nề này. Nhưng đằng sau những con số đó, còn là tình đồng đội của những người lính Cụ Hồ. Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ (Gia Lai). Đội K52 được biên chế gồm 67 cán bộ, chiến sĩ với ba phân đội, hoạt động chủ yếu trên địa bàn ba tỉnh đông - bắc Cam-pu-chia là Stung-treng, Rát-ta-na-ki-ri và Prết-vi-hia. Do tính chất công việc chủ yếu hoạt động của đội là phải chia lực lượng theo từng nhóm hoạt động độc lập trong vùng sâu, vì thế kỷ luật quân đội, công tác dân vận luôn là điều mà mỗi cán bộ, chiến sĩ...
1.061 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được quy tập từ nhiều vùng khác nhau của núi rừng hiểm trở trên đất bạn Cam-pu-chia, được các cán bộ, chiến sĩ Đội Quy tập mộ liệt sĩ (gọi tắt là Đội K52) thuộc Tỉnh đội Gia Lai đón về Tổ quốc trong suốt 10 năm qua là kết quả của sự nỗ lực không thể đo đếm của những người được giao nhiệm vụ vinh quang nhưng nặng nề này. Nhưng đằng sau những con số đó, còn là tình đồng đội của những người lính Cụ Hồ.
Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ (Gia Lai).
Đội K52 được biên chế gồm 67 cán bộ, chiến sĩ với ba phân đội, hoạt động chủ yếu trên địa bàn ba tỉnh đông – bắc Cam-pu-chia là Stung-treng, Rát-ta-na-ki-ri và Prết-vi-hia. Do tính chất công việc chủ yếu hoạt động của đội là phải chia lực lượng theo từng nhóm hoạt động độc lập trong vùng sâu, vì thế kỷ luật quân đội, công tác dân vận luôn là điều mà mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đội phải quán triệt và thực hiện tốt. Thượng tá, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Hiệp tâm sự: Nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, chiến trường các tỉnh đông – bắc Cam-pu-chia vốn là địa bàn rừng núi hiểm trở mà phần lớn anh em chưa từng đến; đã vậy lại không có hồ sơ, tài liệu nào chỉ dẫn, phải tự tìm dân mà hỏi… Cũng may, chúng tôi được sự giúp đỡ của chính quyền và người dân địa phương rất nhiều. Có người già yếu, nhưng biết nơi chiến sĩ mình hy sinh, nên chúng tôi phải dùng cáng đưa đi chỉ mộ. Lại có người như cụ Um Xạ Yên, ở Phum Ô-tren, đã hơn 70 tuổi, khi nghe có tin Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam đến, cụ đã nhờ các cháu đưa đi tìm gặp. Và cụ không ngần ngại cùng anh em trong đội vượt qua 10 km đường rừng để chỉ nơi phần mộ một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh, mà chính cụ cùng dân làng là người chôn cất… Trong thực tế, các cán bộ, chiến sĩ Đội K52 đã trải qua nhiều chuyện gian khổ như bị lạc trong rừng suốt ba ngày đêm ở khu vực Tà Veng; chuyện ca-nô va phải đá giữa thác nước đang mùa lũ, cả đội chỉ thoát hiểm khi có sự cứu giúp kịp thời của người dân đánh cá; chuyện chiến sĩ Lê Xuân Hạnh thành viên của đội, hy sinh vì bị rắn độc cắn… Gian lao, vất vả là vậy nhưng hễ khi có lệnh là anh em lại lên đường, bởi “ngoài nhiệm vụ được giao, còn có tình thương yêu đồng đội của những người lính và sự sẻ chia với nỗi đau tưởng chừng như vô vọng của những bà mẹ, người vợ ngày đêm mong ngóng hài cốt con, chồng, người thân của mình. Những điều đó luôn thôi thúc, giúp cán bộ, chiến sĩ Đội K52 thêm nghị lực và sức khỏe để vượt qua khó khăn, làm việc có kết quả…”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()