Nghi ngại về lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu
Mối lo ngại đe dọa an ninh quốc gia của Nga tăng lên, sau khi Ru-ma-ni và Mỹ thông báo kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ trên lãnh thổ Ru-ma-ni. Mát-xcơ-va cảnh báo sẽ đáp trả hành động này nếu Oa-sinh-tơn không bảo đảm về mặt pháp lý rằng "lá chắn tên lửa" ở châu Âu không nhằm vào Nga.Sau hơn một năm thương lượng, ngày 3-5 vừa qua, Ru-ma-ni và Mỹ đã nhất trí triển khai các thành phần thuộc NMD của Mỹ tại căn cứ không quân Đê-vê-xê-lu, tại hạt On-tơ ở miền nam Ru-ma-ni. Đây là căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô (trước đây), hiện thuộc quyền chỉ huy của Bu-ca-rét. Tổng thống Ru-ma-ni T.Ba-xe-xcu cho biết, trước mắt sẽ có khoảng 200 binh sĩ Mỹ được triển khai tại căn cứ Đê-vê-xê-lu, nhưng khi cần thiết, con số này có thể tăng lên 500 binh sĩ. Thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ kế hoạch bố trí NMD của Mỹ tại châu Âu. Theo đó, đến năm 2015, Ru-ma-ni sẽ triển khai trên lãnh thổ của mình ba đội pháo, với 24 thiết bị phóng tên...
Sau hơn một năm thương lượng, ngày 3-5 vừa qua, Ru-ma-ni và Mỹ đã nhất trí triển khai các thành phần thuộc NMD của Mỹ tại căn cứ không quân Đê-vê-xê-lu, tại hạt On-tơ ở miền nam Ru-ma-ni. Đây là căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô (trước đây), hiện thuộc quyền chỉ huy của Bu-ca-rét. Tổng thống Ru-ma-ni T.Ba-xe-xcu cho biết, trước mắt sẽ có khoảng 200 binh sĩ Mỹ được triển khai tại căn cứ Đê-vê-xê-lu, nhưng khi cần thiết, con số này có thể tăng lên 500 binh sĩ. Thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ kế hoạch bố trí NMD của Mỹ tại châu Âu. Theo đó, đến năm 2015, Ru-ma-ni sẽ triển khai trên lãnh thổ của mình ba đội pháo, với 24 thiết bị phóng tên lửa. Bu-ca-rét cũng thảo luận triển khai tại nước này thêm 20 tên lửa đánh chặn của Mỹ. Tổng thống Ba-xe-xcu khẳng định, các thỏa thuận giữa Bu-ca-rét và Oa-sinh-tơn không nhằm chống lại Nga.
Trong phản ứng đầu tiên trước thỏa thuận giữa Mỹ và Ru-ma-ni, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố yêu cầu Mỹ sớm đưa ra những bảo đảm pháp lý khẳng định rằng, hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ triển khai tại châu Âu không nhằm chống lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Mát-xcơ-va chỉ trích, những bước đi thực tế của Mỹ nhằm triển khai tại châu Âu các thành phần NMD đã không xem xét tới cuộc đối thoại Nga – Mỹ về vấn đề lá chắn tên lửa, cũng như việc bàn thảo khả năng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế thuộc Đu-ma quốc gia (Hạ viện) Nga, ông C.Cô-xa-trốp tuyên bố, Nga sẽ đáp trả hành động của Mỹ đồng thời khẳng định cả NATO và Ru-ma-ni phải thấy rõ rằng, việc bố trí bất kỳ một bộ phận nào thuộc NMD của Mỹ tại châu Âu đều bị trả đũa và hành động đáp trả là nhằm bảo đảm an ninh quốc gia Nga. Oa-sinh-tơn tuyên bố không coi Mát-xcơ-va là mối đe dọa, thậm chí không loại trừ sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Nhưng thực tế, Mỹ lại thực thi những biện pháp nhằm đối phó vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.Mát-xcơ-va hy vọng nhanh chóng nhận được từ Mỹ bảo đảm về mặt pháp lý và chính trị rằng, NMD của Mỹ tại châu Âu không nhằm chống lại Nga.
Mỹ và Ru-ma-ni thông báo kế hoạch bố trí NMD, trong bối cảnh còn nhiều nghi ngại chung quanh dự án này của Mỹ, nhất là từ phía Nga. Các nguồn tin quân sự cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ theo đuổi dự án NMD ở châu Âu theo bốn giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước năm 2011), Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, gồm cả tên lửa Aegis trang bị trên tàu chiến, tên lửa đánh chặn SM-3 và các hệ thống ra-đa giám sát di động. Giai đoạn 2 (trước năm 2015), Mỹ triển khai các phiên bản hệ thống phòng thủ có khả năng lớn hơn, các ra-đa hiện đại hơn. Giai đoạn 3 (trước năm 2018) và giai đoạn 4 (trước năm 2020), Mỹ phát triển và triển khai tên lửa đánh chặn và ra-đa có khả năng chống tên lửa tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tốt hơn.
Cùng với tiến trình cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma ngày 17-9-2009 đã tuyên bố tạm ngừng các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu, do người tiền nhiệm G.Bu-sơ để lại. Tuy nhiên, năm 2010 Oa-sinh-tơn tiếp tục thảo luận với các đồng minh NATO tại Đông Âu, nhằm khởi động các dự án này trước năm 2015. Lầu Năm góc cũng dự kiến triển khai một trạm ra-đa tại CH Séc và các tên lửa đánh chặn tại Ba Lan đồng thời một mực khẳng định các kế hoạch này không đe dọa an ninh quốc gia của Nga, mà chỉ nhằm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trong NATO trước các cuộc tiến công tiềm tàng từ I-ran. Trong khi đó, Nga kiên quyết phản đối kế hoạch của Mỹ triển khai NMD tại các khu vực gần biên giới Nga, đe dọa an ninh quốc gia Nga. Giới quân sự Nga lo ngại, hệ thống NMD mà Oa-sinh-tơn tuyên bố nhằm vào I-ran, có thể một ngày nào đó chuyển thành vũ khí tự vệ nhằm vào miền tây và nam của Nga.
NGA và NATO đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa tại Hội nghị cấp cao Nga-NATO tháng 11-2010. Tuy nhiên, trong khi Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc phòng thủ an ninh chung cho châu Âu, thì NATO lại khẳng định nên có hai hệ thống độc lập để trao đổi thông tin. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán cấp cao Nga – Mỹ đang diễn ra và vấn đề lá chắn tên lửa tại châu Âu chưa được Nga và NATO nhất trí, việc Mỹ xúc tiến dự án NMD tại Ru-ma-ni càng làm gia tăng những nghi ngại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()