LSO-Ngày 30/8/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thay thế cho Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP. Nghị định 75/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011. Theo đó, Chính phủ tiếp tục giao cho Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư và cho vay xuất khẩu. Đối tượng được hưởng chính sách tín dụng này là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu có dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư (đối với cho vay đầu tư); các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam thuộc danh mục vay vốn tín dụng xuất khẩu (đối với cho vay xuất khẩu). Bốc xếp hàng hóa XNK qua cửa khẩu Cốc Nam - Ảnh: Đ.BKèm theo nghị định này, Chính phủ đã...
LSO-Ngày 30/8/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thay thế cho Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP. Nghị định 75/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011.
Theo đó, Chính phủ tiếp tục giao cho Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư và cho vay xuất khẩu. Đối tượng được hưởng chính sách tín dụng này là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu có dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư (đối với cho vay đầu tư); các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam thuộc danh mục vay vốn tín dụng xuất khẩu (đối với cho vay xuất khẩu).
|
Bốc xếp hàng hóa XNK qua cửa khẩu Cốc Nam – Ảnh: Đ.B |
Kèm theo nghị định này, Chính phủ đã ban hành danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư, trong đó tập trung vào nhóm ngành nghề, lĩnh vực như: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp; các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,…
Đối với cho vay xuất khẩu, bao gồm nhóm các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản; thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp và phần mềm tin học. Về mức vốn cho vay, mỗi dự án vay tín dụng đầu tư có thể vay tối đa 70% so với tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động); phần còn lại doanh nghiệp (chủ đầu tư) phải sử dụng vốn chủ sở hữu để tham gia dự án với mức tối thiểu là 20% và phải đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để thực hiện dự án ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Đối với tín dụng xuất khẩu, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Về thời hạn cho vay, tối đa 12 năm đối với tín dụng đầu tư; tối đa 1 năm đối với tín dụng xuất khẩu (riêng mặt hàng tàu biển xuất khẩu, tối đa là 2 năm).
Đối với hình thức hỗ trợ sau đầu tư, đối tượng được hưởng là các chủ đầu tư có dự án trong danh mục vay vốn tín dụng đầu tư (trừ một số dự án theo quy định) vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện dự án với điều kiện được ngân hàng phát triển thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư; dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và đã hoàn trả được nợ vay. Mức hỗ trợ sau đầu tư được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Ngoài ra, nghị định cũng quy định đối với các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu khi vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu phải mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Lương Kiệm
Ý kiến ()