Nghệ An ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền tây
* Bình Phước đề ra các giải pháp thu hút đầu tư Tỉnh ủy Nghệ An đã tập trung xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền tây của tỉnh giai đoạn 2011-2015, có tính đến năm 2020. Theo đó, tỉnh tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa miền tây Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Để sớm đạt được mục tiêu nêu trên, các ngành, các huyện phối hợp thực hiện đề án khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của vùng. Đồng thời, xác định rõ những lĩnh vực, ngành cần khuyến khích, đưa khu vực miền tây phát triển nhanh và bền vững.Năm năm qua, tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền tây Nghệ An có nhiều khởi sắc. Thu...
* Bình Phước đề ra các giải pháp thu hút đầu tư
Tỉnh ủy Nghệ An đã tập trung xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế – xã hội các huyện miền tây của tỉnh giai đoạn 2011-2015, có tính đến năm 2020. Theo đó, tỉnh tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa miền tây Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Gắn phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Để sớm đạt được mục tiêu nêu trên, các ngành, các huyện phối hợp thực hiện đề án khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của vùng. Đồng thời, xác định rõ những lĩnh vực, ngành cần khuyến khích, đưa khu vực miền tây phát triển nhanh và bền vững.
Năm năm qua, tình hình kinh tế – xã hội khu vực miền tây Nghệ An có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,8 triệu đồng/năm, gấp 2,5 lần năm 2005. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến tích cực, theo hướng đa dạng hóa ngành nghề tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống. Kết cấu hạ tầng phát triển, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, đô thị. Giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ rõ rệt. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và tăng cường. Đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở được quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ; chất lượng hoạt động, hiệu quả công tác từng bước được nâng lên…
* Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh Bình Phước đã đề ra các giải pháp cơ bản. Đó là: Tiếp tục cải cách thủ tục thuộc lĩnh vực đầu tư và coi đây là khâu đột phá của việc cải cách thủ tục hành chính. Các sở, ban, ngành, cơ quan nhà nước công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục thuộc lĩnh vực thu hút đầu tư tại trụ sở cơ quan và trên trang website của tỉnh, của đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng. Các cấp, các ngành chu đáo, tận tình hướng dẫn những thủ tục, hồ sơ cần thiết cho nhà đầu tư; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa. Tập trung rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết vướng mắc, nhất là đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn tại các khu công nghiệp. Đối với nhà đầu tư thứ cấp đến khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện dự án, giao chủ đầu tư hạ tầng làm đầu mối thu hút đầu tư và làm dịch vụ các thủ tục hành chính tiếp theo…
Mặt khác, hằng năm tỉnh Bình Phước cũng thường xuyên tiến hành rà soát việc thực hiện đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2010, có 109 doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()