Nghệ An quan tâm đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An hướng dẫn cán bộ bản Khe Khặng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông công tác bảo vệ trật tự xã hội và an ninh biên giới. * Quảng Bình khôi phục, phát triển nghề truyền thốngTừ năm 2006 - 2011, tỉnh Nghệ An có 638 học sinh là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, theo học nhiều ngành, nghề. Đến nay, các huyện đã tiếp nhận và bố trí việc làm cho 492 sinh viên về tuyến xã, vùng đặc biệt khó khăn.Số cán bộ này đã trưởng thành về nhiều mặt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thời gian tới, Nghệ An tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số (bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ);...
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An hướng dẫn cán bộ bản Khe Khặng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông công tác bảo vệ trật tự xã hội và an ninh biên giới. |
* Quảng Bình khôi phục, phát triển nghề truyền thống
Từ năm 2006 – 2011, tỉnh Nghệ An có 638 học sinh là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, theo học nhiều ngành, nghề. Đến nay, các huyện đã tiếp nhận và bố trí việc làm cho 492 sinh viên về tuyến xã, vùng đặc biệt khó khăn.
Số cán bộ này đã trưởng thành về nhiều mặt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thời gian tới, Nghệ An tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số (bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ); bảo đảm ở các cấp, ngành, lĩnh vực đều có cán bộ là người dân tộc thiểu số để tạo sự chuyển biến về cơ cấu cán bộ giữa các dân tộc. Tỉnh thực hiện chính sách đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn, ưu tiên người dân tộc thiểu số. Đối với các xã vùng cao biên giới, tỉnh khuyến khích lựa chọn những thanh niên người dân tộc thiểu số đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đưa đi đào tạo nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.
Tỉnh Quảng Bình đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống và du nhập thêm các nghề mới. Tỉnh khuyến khích phát triển chế biến các mặt hàng thủy sản, nghề nón lá, mây tre đan, chiếu cói, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm và các mặt hàng mỹ nghệ có chất lượng cao phục vụ du lịch và xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu đó, Quảng Bình đề ra nhiều giải pháp như hoàn chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đề án sản xuất hàng lưu niệm và tiêu dùng phục vụ du lịch; tập trung phát triển các vùng nguyên liệu trồng cây cao-su, dược liệu, các loại song mây, tre nứa, trồng dâu nuôi tằm… để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Tỉnh chú trọng công tác đào tạo tay nghề cho người lao động với nhiều hình thức như tập huấn đào tạo nghề, du nhập nghề mới, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất lập dự án đầu tư, cung cấp thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm mới bằng nguồn vốn khuyến công, nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn của tỉnh; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp đầu mối để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình; liên kết giữa đơn vị đào tạo, tư vấn nghề với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()