Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân sống gần sông, suối đển nơi ở mới an toàn
Ông Nguyễn Hồ Cảnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: Trong những năm qua, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và những kinh nghiệm phòng tránh khi có lũ quét xảy ra để các địa phương, các gia đình và nhân dân chủ động phòng tránh khi có thiên tai.
Ông Nguyễn Hồ Cảnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: Trong những năm qua, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và những kinh nghiệm phòng tránh khi có lũ quét xảy ra để các địa phương, các gia đình và nhân dân chủ động phòng tránh khi có thiên tai.
Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, sự cố gắng nỗ lực, đồng thuận của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, huyện Tương Dương đã chuyển được hàng ngàn hộ dân từ các điểm nhỏ lẻ, từ các vùng có nguy cơ sạt lở lớn ra vùng an toàn và thuận lợi.
Huyện miền núi Tương Dương có nhiều đồi núi dốc và có đông đồng bào các dân tộc sống gần sông, suối, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là rất cao. Để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, mùa mưa bão năm nay, huyện Tương Dương đã tích cực chỉ đạo chính quyền các cấp vận động các hộ dân sống ở gần sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét chuyển đến nơi ở mới an toàn.
Các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Nga My, Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn, Lưu Kiền là trọng điểm về lũ ở huyện Tương Dương khi mùa mưa đến. Do tập quán sống gần sông, suối của người dân, nên khi mùa mưa lũ về công tác phòng tránh, cứu hộ, cứu nạn ở những xã này gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, giải pháp di dời các hộ dân đến nơi ở mới đảm bảo an toàn đã được huyện Tương Dương quan tâm đặc biệt. Riêng xã Lưu Kiền, từ năm 2011 đến nay, đã tuyên truyền, vận động di dời được 11 hộ dân đến nơi ở mới an toàn. Thời gian tới, Lưu Kiền cũng như các xã khác tiếp tục vận động các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao, chuyển đến nơi ở mới nhằm đảm bảo an toàn người và tài sản.
Tuy nhiên, số lượng các hộ dân sinh sống ven sông, suối hiện còn rất lớn. Để di dời toàn bộ các hộ dân đến nơi ở mới an toàn, ổn định, phải có thời gian và nguồn kinh phí không nhỏ, cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()