UBND tỉnh Nghệ An cho biết, từ năm 2006-2010, có 287 dự án với tổng vốn hơn 99,2 nghìn tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn đã góp phần quan trọng tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tại cuộc gặp, tỉnh Nghệ An kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 65 dự án trọng điểm giai đoạn 2011-2015, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch với tổng vốn dự kiến hơn 95 nghìn tỷ đồng.
Phát biểu ý kiến tại cuộc gặp mặt, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những dự án đã đầu tư vào Nghệ An trong thời gian qua góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, với nhiều lợi thế sẵn có về nguồn tài nguyên, nhân lực, Nghệ An sẽ có thêm nhiều dự án mới, tập trung nhiều vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin…
Tại cuộc gặp, 10 thỏa thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh với 9.636 tỷ đồng vốn dự kiến đăng ký đã được UBND tỉnh Nghệ An ký với các doanh nghiệp.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy Đác Nông đã ban hành Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011, với mục tiêu phấn đấu bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững gắn với bảo đảm môi trường, an sinh xã hội và ổn định an ninh chính trị.
Theo đó, tỉnh nỗ lực phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,22%; trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 26,51%; nông, lâm, thủy sản tăng 6,29%; dịch vụ tăng 20,18%; thu nhập bình quân đầu người đạt 16,94 triệu đồng; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 8.128 tỷ đồng; phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt hơn 820 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 280 triệu USD.
Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, Tỉnh ủy Đác Nông đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp lớn với năm nhóm mục tiêu hành động. Đó là, ban hành nghị quyết và tổ chức thực hiện tốt định hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, kỹ thuật cao gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng buôn, bon và đời sống văn hóa nông thôn, chăm lo xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tiếp tục làm tốt quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn diện hệ thống chính trị cơ sở; đầu tư chỉ đạo, bổ sung chính sách, xây dựng chương trình đào tạo cán bộ cơ sở; các ban, ngành, đoàn thể tập trung hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng đảng viên, sinh hoạt đảng, lực lượng nòng cốt của phong trào quần chúng ở cơ sở; kiểm tra việc thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh đối với đồng bào nghèo và dân tộc thiểu số; thí điểm xây dựng mô hình phát triển kinh tế buôn, bon. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, nhân dân làm kinh tế với sự giúp sức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Tiếp tục cải cách hành chính theo mô hình 'một cửa' trong đầu tư; tập trung xây dựng cơ bản, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư về y tế và giáo dục, tạo điều kiện phát triển y tế và năng lực giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực.
Ý kiến ()