Nghành than, điện, xăng dầu đồng loạt kêu lỗ
Tập đoàn lớn là Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn điện lực Việt Nam đang tiếp tục phải chịu mức lỗ khổng lồ, vì vậy Chính phủ cần sớm khẩn trương áp dụng cơ chế giá bán than và xăng dầu theo cơ chế thị trường. Đó là nội dung bật trong bài tham luận của TKV, Petrolimex và EVN tại buổi triển khai kế hoạch ngành công thương năm 2011 vừa được tổ chức tại Hà Nội.Đa số hoàn thành mục tiêu đề ra Phát biểu tại hội nghị, đại diện cả 3 là TKV, Petrolimex và EVN đều cho biết năm 2010 là một năm đầy khó khăn với công ty, tuy nhiên bằng sự nổ lực ứng phó Tập đoàn vẫn cơ bản hoàn thành những mục tiêu đề ra. Cụ thể, ông Trần Xuân Hòa- Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong năm 2010, TKV cơ bản hoàn thành được những chỉ tiêu chính. Theo đó, sản lượng than sạch toàn nghành đạt 44,01 triệu tấn, bằng 99,8% so với...
Tập đoàn lớn là Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn điện lực Việt Nam đang tiếp tục phải chịu mức lỗ khổng lồ, vì vậy Chính phủ cần sớm khẩn trương áp dụng cơ chế giá bán than và xăng dầu theo cơ chế thị trường. Đó là nội dung bật trong bài tham luận của TKV, Petrolimex và EVN tại buổi triển khai kế hoạch ngành công thương năm 2011 vừa được tổ chức tại Hà Nội. |
Đa số hoàn thành mục tiêu đề ra
Phát biểu tại hội nghị, đại diện cả 3 là TKV, Petrolimex và EVN đều cho biết năm 2010 là một năm đầy khó khăn với công ty, tuy nhiên bằng sự nổ lực ứng phó Tập đoàn vẫn cơ bản hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Cụ thể, ông Trần Xuân Hòa- Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong năm 2010, TKV cơ bản hoàn thành được những chỉ tiêu chính. Theo đó, sản lượng than sạch toàn nghành đạt 44,01 triệu tấn, bằng 99,8% so với cùng kỳ năm ngoái, than tiêu thụ đạt 42,5 triệu tấn, bằng 95,5% so với năm 2009, trong đó tiêu thụ nội đại đạt 23,3 triệu tấn, tăng 20%; xuất khẩu than 19,2 triệu tấn, bằng 76,9% so với năm 2009.
Dự kiến năm 2011, sản lượng than khai thác các loại phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu là 44 triệu tấn, bằng năm 2010.
Cùng với TKV, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Petrolimex phải đảm bảo không tăng giá từ nay đến hết Tết Nguyên đán, việc này đang được công ty làm khá nghiêm túc.
Theo báo cáo, trong năm 2010 hầu hết chỉ tiêu đều hoàn thành, trong đó, tổng doanh thu đạt 138 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 23.800 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt 2.400 tỷ đồng- đây là chỉ tiêu duy nhất không đạt kế hoạch do ảnh hưởng kết quả kinh doanh xăng dầu.
Ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho biết, trong năm 2010, dự báo trước nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt tăng, EVN cũng đã thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Sản lượng điện sản xuất trong nước và mua ngoài cả năm 2010 đạt 91,6 triệu kwh, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng điện sản xuất của EVN đạt 59,1 triệu kwh, tăng 3,7%; sản lượng điện mua ngoài đạt 32,5 triệu kwh, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo, năm 2011 khô hạn vẫn diễn ra trên diện rộng, đây là khó khăn cơ bản của ngành điện. Đến giờ này đã hết mùa tích nước, nhiều hồ lớn không tích đủ nước trong khi lượng nước cần có là 2,9 tỷ m3. Đây là năm đầu tiên lượng nước ở các sông thấp nhất.
EVN đang tập trung các giải pháp trong năm 2011: đẩy nhanh các dự án điện, 6 tháng đầu năm đưa vào hoạt động tổ máy của Sơn La, Đồng Nai 3, Yuna nak để được khoảng 1.000kwh; các dự án nhiệt điện than cũng sẽ được trưng dụng các tổ máy…
Và đồng loạt kêu lỗ
Cùng báo cáo những thành tích đạt được trong năm 2010, các đại diện Tập đoàn cũng đã đưa ra những khó khăn, và kiến nghị lên Chính phủ.
Ông Trần Xuân Hòa cho biết, để thực hiện tốt mục tiêu năm 2011, Chính phủ cần sớm cho phép TVK xuất khẩu than cám điện năng (than loại 6-7) vì hiện tổng dự trữ kho là 6,5 triệu tấn, mà theo kế hoạch được giao thì trong năm 2011 Tập đoàn sẽ sản xuất 4,4 triệu tấn. Vì vậy, nếu không được xuất khẩu thì năng lực sản xuất sẽ giảm xuống, không đủ than cho xi măng sản xuất. Sản xuất ít đi, giá than lại không được tăng giá thì ngành than sẽ lỗ trên 5.000 tỷ đồng, đồng thời kéo theo 30.000 lao động không có việc làm.
Ngoài ra, ông Hòa cũng kiến nghị, Nhà nước cần sớm cho TKV tiếp tục được thực hiện bán than theo giá thị trường, bởi theo lộ trình quy hoạch mà tập đoàn đã thông báo, đến năm 2015 những loại than mà TVK xuất khẩu trong nước vẫn chưa có nhu cần, trong khi để đảm bảo kế hoạch khai thác đến 2015 ngành than cần 39 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư, đây là một điều rất khó khăn.
Cùng với TKV, ông Bùi Ngọc Bảo đại diện Petrolimex cũng cho hay, để thực hiện bình ổn giá xăng dầu đến hết Tết Nguyên Đán theo chỉ thị của Chính phủ, kinh doanh xăng, dầu công ty đã lỗ khoảng 2.400 đồng/lít. Hiện kinh doanh xăng dầu đang gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, ông Bảo kiến nghị, Nhà nước và Chính phủ nên kiên định thực hiện Nghị định 84, vận hành kinh doanh xăng dầu theo giá thị trường, có hướng dẫn và cơ chế sử dụng quỹ bình ổn, không để xảy ra việc dùng quỹ bình ổn để bù lỗ như hiện nay.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được mua ngoại tệ theo giá thị trường. Vì biện pháp này sẽ giảm áp lực cho ngân hàng phải bán ngoại tệ cho doanh nghiệp và cũng giảm áp lực cho doanh nghiệp vì phải trả lãi vay lớn khi tỷ giá thay đổi.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cần chỉ đạo các đầu mối khác đảm bảo nhập đủ xăng dầu, không để xảy ra như hiện nay áp lực dồn sang Petrolimex, trong lúc thị phần của Petrolimex khoảng 50-55%, nếu có cố lắm cũng chỉ trên 60%. Đồng thời cần chỉ đạo xây dựng quy hoạch mạng lưới bán lẻ ở các tỉnh. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có mạng lưới trực tiếp đảm bảo trên 20% thị phần của mình , tránh phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống đại lý, gây bất ổn khi thị trường khó khăn.
Riêng đối với EVN, mặc dù chưa đưa ra những khoản lỗ nào, nhưng ông Đặng Hoàng An, cũng đưa ra một vài khó khăn trong việc cung cấp điện vào năm 2011.
Đặc biệt, phát biểu góp ý cho ngành điện, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, mặc dù khó khăn nhưng EVN phải có kế hoạch, đảm bảo cung ứng cho sản xuất, phải có dự phòng, hạn chế cung cấp cho những dịch vụ xa xỉ như sục bể bơi nước nóng.. . Cần đưa ra áp lực để cải tiến, đổi mới cho sản xuất, tiêu dùng trong sử dụng điện để hình thành một nền kinh tế hiện đại.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã nhấn mạnh, EVN không thể kêu thiếu điện do giá rẻ, vì tăng giá thì không thể tăng mãi được. Đây là lý do của thuyết phục.
Theo VnMedia
Ý kiến ()