Những kết quả tín dụng khả quan trên đã thực sự góp phần chia sẻ khó khăn, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh. Nợ xấu cũng giảm 13 tỷ đồng so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2012... Song tình hình sản xuất, kinh doanh cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng vẫn nhiều khó khăn: sức mua không tăng, hàng tồn kho vẫn lớn, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nợ xấu… Chủ trương của Chính phủ trong năm 2013 là tiếp tục tập trung, ưu tiên vốn cho doanh nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy, ngành ngân hàng tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt chính sách tiền tệ, phấn đấu giảm nợ xấu, đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
LSO-Trước tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: chi phí đầu vào, lãi suất cao, khó tiếp cận nguồn vốn, hàng tồn kho lớn…, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Một trong những giải pháp quan trọng là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ an toàn và hiệu quả. Thực hiện nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh, của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt về thực hiện các quy định tới các tổ chức tín dụng để góp sức cùng toàn tỉnh thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch Kỳ Lừa,
Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Lạng Sơn
Năm 2011, ngành ngân hàng tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ… Sang năm 2012, ngành triển khai nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể hơn: thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động làm cơ sở giảm lãi suất cho vay, quy định giảm lãi suất cho vay đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước liên tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc 4 đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động; trong tháng 7, tháng 8/2012, tổ chức hội nghị quán triệt thực hiện quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh vực, ngành ưu tiên; chỉ đạo thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước đây xuống mức tối đa là 15%/năm và xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất vốn vay. Cùng với đó, Chi nhánh thực hiện 9 cuộc thanh tra, kiểm tra tại các ngân hàng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và tăng trưởng tín dụng theo chủ trương của Chính phủ. Đặc biệt, để khơi thông dòng vốn vay, tăng cường vốn hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp. Qua đó, các ngân hàng thương mại đã tích cực hơn với công tác khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, khách hàng; xem xét, tạo điều kiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một số khoản nợ.
Nếu như trong 3 tháng đầu năm 2012, đầu tư tín dụng trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng âm, giảm 17 tỷ đồng so với 31/12/2011, thì sau thực hiện hàng loạt những giải pháp đúng đắn, quyết liệt và kịp thời, công tác huy động vốn, cho vay, cho vay những lĩnh vực ưu tiên… đều có chuyển biến rất tích cực. Tính đến hết tháng 10/2012, tổng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân đạt 8.188 tỷ đồng, dư nợ cho vay 9.363 tỷ đồng; ước thực hiện đến 31/12/2012: huy động đạt 8.260 tỷ đồng, tăng 25,5%, dư nợ cho vay đạt 9.451 tỷ đồng, tăng 13,1% so với 31/12/2011. Riêng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các tổ chức tín dụng đã cho vay doanh nghiệp 5.182 tỷ đồng, chiếm 56,6% tổng dư nợ toàn địa bàn, tăng 566 tỷ đồng (14%) so với 31/12/2011, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 2.489 tỷ đồng. Tổng dư nợ được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 404 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay đối với 3.400 tỷ đồng. Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trưởng, dư nợ đạt 2.325 tỷ đồng, tăng 481 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2012.
Những kết quả tín dụng khả quan trên đã thực sự góp phần chia sẻ khó khăn, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh. Nợ xấu cũng giảm 13 tỷ đồng so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2012… Song tình hình sản xuất, kinh doanh cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng vẫn nhiều khó khăn: sức mua không tăng, hàng tồn kho vẫn lớn, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nợ xấu… Chủ trương của Chính phủ trong năm 2013 là tiếp tục tập trung, ưu tiên vốn cho doanh nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy, ngành ngân hàng tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt chính sách tiền tệ, phấn đấu giảm nợ xấu, đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Lâm Giang
Ý kiến ()