Ngành công thương cần đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước
Sáng 9-5, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành công thương Việt Nam và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Đến dự có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi lẵng hoa và thư chúc mừng.Nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo và cán bộ lão thành ngành công thương, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương dự lễ kỷ niệm.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nêu rõ: Trải qua 60 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động ngành công thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay của ngành công thương là tăng cường quản lý và điều hành hoạt động...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi lẵng hoa và thư chúc mừng.
Nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo và cán bộ lão thành ngành công thương, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương dự lễ kỷ niệm.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nêu rõ: Trải qua 60 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động ngành công thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay của ngành công thương là tăng cường quản lý và điều hành hoạt động của ngành và làm tốt hơn công tác tham mưu điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực công thương, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành công thương quyết tâm phấn đấu góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tựu ngành công thương đạt được trong 60 năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế thế giới đang có những diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng, đặt ra cho nền kinh tế nước ta nói chung và lĩnh vực công thương nói riêng những thời cơ và thách thức lớn. Giá cả hàng hóa và dịch vụ thế giới có xu hướng tăng cao, sự quay lại của xu hướng bảo hộ mậu dịch của nhiều nền kinh tế lớn, biến động chính trị tại một số khu vực, thiên tai và diễn biến bất lợi của khí hậu… tiếp tục tác động và gây áp lực đến sản xuất, kinh doanh trong nước, hoạt động ngoại thương cũng như khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế, ngành công thương cần đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Thủ tướng yêu cầu ngành làm tốt và hiệu quả hơn nữa một số nhiệm vụ chủ yếu. Đó là, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp để bảo đảm cân đối cung – cầu các mặt hàng thiết yếu; nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp và tăng tỷ lệ nội địa hóa; tập trung đầu tư cho một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp áp dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để nâng cao chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển sản xuất trong nước và tạo nhiều việc làm. Kiểm soát nhập khẩu, giảm dần nhập siêu nhưng vẫn nhập khẩu đủ nhu cầu sản xuất. Tăng cường sử dụng vật tư, thiết bị trong nước sản xuất để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Tổ chức tốt thương mại trong nước, bình ổn giá cả, quản lý thị trường, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng thiết yếu. Phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, tích cực triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Làm tốt hơn công tác dự báo, thông tin thị trường ngoài nước; chủ động áp dụng các biện pháp tự vệ, cảnh báo nguy cơ hàng xuất khẩu bị kiện bán phá giá. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và của các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Nâng cao năng lực tham gia và giải quyết các vấn đề kinh tế thương mại song phương và đa phương. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước để tập trung cho những công trình cấp bách có thể hoàn thành sớm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm…
Theo Nhandan
Ý kiến ()