Là một huyện vùng cao, địa bàn rộng, bị chia cắt bởi núi non hiểm trở, xác định phát triển giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, những năm gần đây huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) đã huy động nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, mở mới giao thông nông thôn. Nhân dân Lũng Lịa, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) đóng góp ngày công làm đường bê-tông về bản. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, những năm về trước huyện Ngân Sơn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động công sức của nhân dân tham gia làm giao thông. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho giao thông nông thôn ở Ngân Sơn kém phát triển. Nhằm giải quyết tình trạng này, Huyện ủy Ngân Sơn đã ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo, UBND huyện ban hành đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, trong đó xác định sử dụng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động nhân dân tham gia làm đường...
Là một huyện vùng cao, địa bàn rộng, bị chia cắt bởi núi non hiểm trở, xác định phát triển giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, những năm gần đây huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) đã huy động nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, mở mới giao thông nông thôn.
Nhân dân Lũng Lịa, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) đóng góp ngày công làm đường bê-tông về bản.
Với nguồn ngân sách hạn hẹp, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, những năm về trước huyện Ngân Sơn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động công sức của nhân dân tham gia làm giao thông. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho giao thông nông thôn ở Ngân Sơn kém phát triển. Nhằm giải quyết tình trạng này, Huyện ủy Ngân Sơn đã ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo, UBND huyện ban hành đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, trong đó xác định sử dụng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Lũng Lịa là một bản vùng cao có 50 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, hằng ngày bà con muốn xuống thị trấn Nà Phặc phải đi bộ trên con đường mòn men theo sườn núi chỉ rộng khoảng hai gang tay, một số đoạn phải đi dọc suối, việc học hành của con em vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Hoàng Văn Kinh ở bản Lũng Lịa, thị trấn Nà Phặc nhớ lại: 'Không có đường giao thông, bà con trong thôn rất bí, nuôi được con lợn, con gà, phải đốt đuốc đi bộ từ sớm mang xuống thị trấn bán cho kịp phiên chợ. Vật tư cho sản xuất phải dùng ngựa thồ về. Từ khi được huyện hỗ trợ tiền xi-măng, bà con trong thôn đóng góp cát, ngày công san gạt mặt đường, làm đường bê-tông thì đi lại đã dễ dàng hơn trước nhiều lắm, đi được bằng xe máy nên cuộc sống của bà con được cải thiện hơn'.
Không chỉ ở thôn Lũng Lịa, hầu hết các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở Ngân Sơn trước đây đều không có đường giao thông khiến cho cuộc sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Điển hình nhất là vận chuyển hàng hóa đi bán, các loại vật liệu làm nhà, vật tư, phân bón mua về đều phải dùng sức người hoặc dùng ngựa để vận chuyển. Nhiều thế hệ con em đồng bào phải bỏ học giữa chừng, thậm chí không biết chữ vì đường đi lại khó khăn. Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Ngân Sơn, các ngành chức năng của huyện, cấp ủy, chính quyền xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên nhân dân các dân tộc trong huyện đã vào cuộc mạnh mẽ để phát triển giao thông nông thôn. Từ năm 2005 đến nay, toàn huyện đã đầu tư 21 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công, trong khi kinh phí hạn hẹp, nhân dân hiến khoảng một nghìn m2 đất để tu sửa, nâng cấp, mở mới 55 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 250 km. Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn Đinh Quang Hiếu cho biết: 'Từ năm 2005 trở về trước, giao thông nông thôn trên địa bàn đi lại rất khó khăn, khi Huyện ủy có nghị quyết chuyên đề, UBND huyện có đề án phát triển giao thông nông thôn và làm tốt công tác dân vận thì đến nay trên địa bàn huyện đã có 108 thôn, bản đã có đường giao thông, việc đi lại dễ dàng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Hiện nay, toàn huyện còn năm bản chưa có đường giao thông vì quá xa xôi, cách trở. Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn Sam Cóc – Vũ Loan, Nà Phặc – Thị Xuân, Nà Phặc – Thượng Quan, Trung Hòa – Cốc Đán làm động lực phát triển kinh tế-xã hội ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Theo Nhandan
Ý kiến ()