Chưa đầy hai tháng, giá xăng đã tăng hai lần, gây áp lực tăng giá đối với hàng hóa. Thêm vào đó, từ ngày 1-5, lương cơ bản tối thiểu được điều chỉnh tăng. Đây cũng đang là thời điểm nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài trong bốn ngày, nhu cầu đi lại, vui chơi, giải trí của người dân tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ, nhất là vận tải tăng giá.Chịu tác động trực tiếp từ giá xăng, dầu, đầu tiên là khối các doanh nghiệp kinh doanh vận tải... Nhiều hàng hóa, dịch vụ khác buộc phải điều chỉnh tăng theo cũng là lẽ thường. Song điều đáng nói là lâu nay vẫn thường xuyên xảy ra hiện tượng "té nước theo mưa" cứ mỗi khi tăng giá xăng, giá điện, hay tăng lương... Thậm chí, người kinh doanh còn tăng giá "đón đầu", tăng nhanh giảm chậm, hoặc giá tăng một thì đòi tăng gấp hai, gấp ba... Đó cũng chính là "lạm phát tâm lý" bên cạnh lạm phát giá cả và chi phí, mà nhiều khi, cái phần "tâm lý" này còn tăng nhanh hơn mức...
Chưa đầy hai tháng, giá xăng đã tăng hai lần, gây áp lực tăng giá đối với hàng hóa. Thêm vào đó, từ ngày 1-5, lương cơ bản tối thiểu được điều chỉnh tăng. Đây cũng đang là thời điểm nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài trong bốn ngày, nhu cầu đi lại, vui chơi, giải trí của người dân tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ, nhất là vận tải tăng giá.
Chịu tác động trực tiếp từ giá xăng, dầu, đầu tiên là khối các doanh nghiệp kinh doanh vận tải… Nhiều hàng hóa, dịch vụ khác buộc phải điều chỉnh tăng theo cũng là lẽ thường. Song điều đáng nói là lâu nay vẫn thường xuyên xảy ra hiện tượng “té nước theo mưa” cứ mỗi khi tăng giá xăng, giá điện, hay tăng lương… Thậm chí, người kinh doanh còn tăng giá “đón đầu”, tăng nhanh giảm chậm, hoặc giá tăng một thì đòi tăng gấp hai, gấp ba… Đó cũng chính là “lạm phát tâm lý” bên cạnh lạm phát giá cả và chi phí, mà nhiều khi, cái phần “tâm lý” này còn tăng nhanh hơn mức lạm phát thực.
Để ngăn chặn hiện tượng trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, làm tốt công tác đăng ký, quản lý đăng ký giá, tăng cường công tác thanh tra giám sát việc thực hiện pháp lệnh về giá. Cụ thể là kiểm tra việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Bộ Tài chính cũng cần phải “tuýt còi” những doanh nghiệp vận tải nào định tăng giá cước bất hợp lý mà chỉ cho phép tăng giá cước tương ứng với mức tăng giá xăng. Chúng ta kiên quyết thực hiện điều chỉnh giá đối với các mặt hàng đầu vào thiết yếu (xăng, dầu, than, điện) theo cơ chế thị trường nhưng có lộ trình, mức độ điều chỉnh phải phù hợp sức chịu đựng của nền kinh tế nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và phải do Nhà nước điều tiết. Việc xác định giá của các mặt hàng này cũng phải công khai, minh bạch.
Cần tăng cường kiểm soát chặt khâu phân phối, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân bởi đây cũng là mắt xích yếu trong công tác quản lý hiện nay. Bài học về việc quản lý giá ga, sữa bột, thuốc chữa bệnh thời gian qua cho thấy sự bất cập của vấn đề này. Người sản xuất trực tiếp gần như khó có thể tăng giá thì các khâu trung gian như thương lái, nhà vận chuyển, nhà phân phối… vẫn cứ vô tư lợi dụng tăng giá. Thậm chí, giá đầu vào tăng thì họ lại thu lợi lớn hơn, và cuối cùng, người tiêu dùng, khách hàng bao giờ cũng là người gánh chịu. Người nông dân không thể tăng giá bán sản phẩm, nhưng một mớ rau hay cân thịt đến tay người tiêu dùng đã tăng lên bao nhiêu giá vì qua bao nhiêu nấc trung gian cũng bởi không phải ai cũng có thể mang trực tiếp sản phẩm bán tận tay người tiêu dùng được.
Cần tăng cường các chế tài xử lý mạnh, nghiêm minh, rút giấy phép kinh doanh… đối với các hành vi vi phạm về đăng ký giá, niêm yết và bán sai giá quy định. Tăng cường quản lý thị trường, chống các hiện tượng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, đầu cơ, gây “sốt” giá. Tăng cường sản xuất, bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất, bán hàng bình ổn giá, tăng cường đưa hàng Việt thiết yếu về phục vụ bà con ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Chi phí đầu vào tăng, việc tăng giá sản phẩm, dịch vụ là khó tránh khỏi, khách hàng, người dân cũng sẵn sàng chia sẻ với doanh nghiệp, người kinh doanh, song cũng phải ở mức hợp lý và đòi hỏi người bán phải công khai, minh bạch trong tính giá. Hơn nữa, thời buổi kinh tế khó khăn, người dân càng thắt chặt chi tiêu, nếu giá cả hàng hóa, dịch vụ cứ tăng vô lý thì sẽ bị họ quay lưng lại. Hiện tượng “té nước theo mưa” dần sẽ phải giảm bớt nếu các bộ, ngành, địa phương kiên quyết vào cuộc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()