Ngân hàng Trung ương châu Âu xem xét việc cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét việc cắt giảm lãi suất. Các chuyên gia của ngân hàng này đánh giá nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu đang hồi phục nhưng chỉ số lạm phát tại khu vực này còn yếu nên vẫn cần ngân hàng bơm tiền.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang có tăng trưởng kinh tế tốt nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nổ ra. Nhờ có sự kích thích tăng trưởng từ ECB, hàng triệu việc làm đã được tạo ra. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát tăng chậm, đồng thời chỉ số tăng trưởng đang chững lại đang là những thách thức mới của ECB.
Nhận thức được các vấn đề trên, ECB cam kết sẽ cắt giảm lãi suất nếu cần, đồng thời từ bỏ các chương trình kích thích tăng trưởng mạo hiểm, hướng tới triển vọng phát triển “cân bằng”.
Đồng thời, ECB cũng giảm chỉ số dự báo lạm phát dù ngân hàng này tăng chỉ số dự báo tăng trưởng. Đây là hành động ngầm thừa nhận rằng ECB đã đánh giá quá cao tác động của lượng việc làm tăng nhanh đối với lương và giá cả.
Trong tuyên bố ngày 7/6, ECB cho biết duy trì mức lãi suất tái cấp vốn 0%, giữ lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là âm 0,4%. ECB cũng thông báo tạm thời sẽ giữ nguyên các kế hoạch mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trị giá 60 tỷ euro mỗi tháng cho đến tháng 12 tới trong khuôn khổ chương trình nới lỏng định lượng.
Chủ tịch ECB MarioDraghi cho biết, xu hướng lạm phát nói chung sẽ không có nhiều thay đổi và việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra. Đây là điều mâu thuẫn với tuyên bố không cắt giảm lãi suất của ông trước đó. “Sẽ không có nhân tố nào tác động đáng kể đối với lạm phát, ngoại trừ giá dầu và giá thực phẩm. Lạm phát cơ bản vẫn được duy trì so với năm trước” – ông cho biết.
Trong cuộc họp báo ngày 8/5, ECB dự báo, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu năm nay chỉ dừng lại ở mức 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là 1,7% và còn cách rất xa mục tiêu trong năm nay là 2%. Về tương lai dài hạn, ECB dự báo chỉ số lạm phát năm 2019 dừng lại ở mức 1,6%, giảm so với dự đoán trước đó là 1,8%, đồng thời cũng khó có thể đạt được mục tiêu 2% như đã đề ra.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế năm 2017 tại khu vực này được dự báo ở mức 1,9%, tăng so với dự báo 1.8% trước đó. Dự báo này được đưa ra sau khi Cục thống kê EU (Eurostat) đưa ra thông báo tăng trưởng quý I ở mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Theo đó, nền kinh tế của 19 nước trong khu vực đồng tiền chung đã tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Các dự báo của ECB cũng bị ảnh hưởng bởi các khoản vay chính phủ và tư nhân của các nước ngoài khu vực eurozone, các khoản vay từ các ngân hàng Ý và Bồ Đào Nha và kết quả của cuộc bầu cử tại Ý và Đức.
Bất kỳ thông báo mới nào về chương trình nới lỏng định lượng sẽ không được thông báo trước tháng 9 – khi bức tranh kinh tế châu Âu trở nên rõ ràng hơn. Chương trình nới lỏng định lượng được định nghĩa là khi ngân hàng trung ương có thể mua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Lượng tiền này được bơm vào nền kinh tế sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống, khuyến khích cho vay và chi tiêu.
Các chính trị gia Đức đang kêu gọi chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng khi cho rằng chính sách này chỉ làm xói mòn tài sản của những người gửi tiết kiệm và khiến cho các quốc gia trong khu vực eurozone không còn động lực để theo đuổi các cải cách kinh tế./.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()