Ngân hàng, doanh nghiệp "mệt" vì hạch toán lãi suất vượt trần
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các ngân hàng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động vốn thông qua việc trả thêm chi phí để vượt mức lãi suất trần. Sự méo mó này khiến doanh nghiệp và cả các ngân hàng “mệt” vì phải hạch toán sổ sách theo quy định. Bên cạnh những đánh giá hiệu quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, một trong những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế là mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh.Tín dụng tăng thấp nhưng các ngân hàng thiếu thanh khoản, buộc phải nâng lãi suất huy động vốn ở mức 15,5%/năm, cao hơn khoảng 3% so với cuối năm 2010 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm) . Các tổ chức tín dụng đã cạnh tranh nhau bằng công cụ lãi suất thông qua việc thỏa thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền vượt mức lãi suất trần.Cùng nhận định này của...
Bên cạnh những đánh giá hiệu quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, một trong những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế là mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh.
Tín dụng tăng thấp nhưng các ngân hàng thiếu thanh khoản, buộc phải nâng lãi suất huy động vốn ở mức 15,5%/năm, cao hơn khoảng 3% so với cuối năm 2010 2010 (năm 2010 bình quân khoảng 12%/năm) . Các tổ chức tín dụng đã cạnh tranh nhau bằng công cụ lãi suất thông qua việc thỏa thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền vượt mức lãi suất trần.
Cùng nhận định này của Bộ KH&ĐT, theo báo cáo của Bộ Tài chính lãi suất huy động vốn bình quân của các ngân hàng là 15,4%, cá biệt có ngân hàng huy động đến 19%-20%, lãi suất cho vay bình quân là 18,3%, song có ngân hàng cho vay tiêu dùng với lãi suất 23% đến 25%. Mới đây, báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm của NHNN cũng nêu rõ, hiện nay, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010, trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%/năm.
Trên thực tế, mặc dù Thống đốc NHNN cảnh báo và yêu cầu các ngân hàng không được vượt trần lãi suất nhưng lãi suất huy động của các ngân hàng đều vượt mức 17% trở lên (với các khoản tiền gửi trên 300 triệu đồng ) và đẩy lãi suất cho vay từ 22%/năm trở lên.
Trong khi đó, theo Thông tư số 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 3/3/2011, lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng tối đa là 14%/năm, có hiệu lực cùng ngày ban hành và áp dụng vẫn cho đến nay.
Đại diện một doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, ông Phương Hữu Việt cho rằng, ngân hàng đang hạch toán hai sổ nên trần lãi suất 14%/năm nhưng lãi suất thực là 17-18%/năm. Quyết định hành chính làm méo mó hạch toán trong doanh nghiệp.
Thực tế này cũng đang khiến chính các ngân hàng dù không muốn vượt trần cũng buộc phải “đi đêm” với khách hàng. Một giám đốc ngân hàng cũng đã từng tiết lộ, chênh lệch lãi suất so với quy định khiến hạch toán tại ngân hàng rất “mệt”, bởi phải điều chỉnh con số cho phù hợp với quy định của NHNN. Mỗi quý phải hạch toán để khớp sổ sách, nếu không cẩn trọng cũng dễ nhầm lẫn, điều này bản thân những người hạc toán cũng không muốn, nhưng nếu không làm như vậy thì ngân hàng không thể tồn tại và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong giai đoạn khan vốn như hiện nay.
Nhận định về vượt trần lãi suất của các ngân hàng, nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc các ngân hàng đẩy lãi suất vượt trần quy định sẽ làm méo mó giá vốn, NHNN khó quản lý và không minh bạch công tác kế toán của các ngân hàng. Đây là vấn đề cần phải bàn, bởi lãi suất vênh so với quy định cũng gây méo mó trong hạch toán kinh tế, trong khi Chính phủ đang có gắng điều hành kinh tế vĩ mô thông qua những giải pháp cụ thể này.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT khẳng định, trần lãi suất theo quy định của NHNN hiện đang va vấp với thực tế thị trường. Theo đánh giá chung, mặt bằng lãi suất tuy đã có dấu hiệu giảm nhưng còn cao, đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2011 sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó lãi suất cao hiện đang vượt quá khả năng chịu đựng của một bộ phận doanh nghiệp. Do vậy, vẫn cần tiếp tục kiên trì thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để từng bước giảm lãi suất, khôi phục môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Theo Vnmedia
Ý kiến ()