LSO- Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã luôn thực hiện tốt các chương trình tín dụng vốn ưu đãi của Chính phủ. Những đồng vốn đã đồng hành cùng các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong xây dựng đời sống và phát triển kinh tế. Để có được kết quả đó, Ngân hàng Chính sách phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền... và đặc biệt là phát huy vai trò của các điểm giao dịch xã trong công tác giải ngân cho vay và quản lý, sử dụng vốn.Để thực hiện cho vay đảm bảo đúng đối tượng, công tác bình xét phải công bằng, công khai; đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả phải giám sát, theo dõi quá trình sử dụng vốn... Chính vì vậy, để các chương trình vốn thực sự phát huy hiệu quả trong dân, Ngân hàng Chính sách tỉnh, các phòng giao dịch cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện cho vay vốn...
LSO- Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã luôn thực hiện tốt các chương trình tín dụng vốn ưu đãi của Chính phủ. Những đồng vốn đã đồng hành cùng các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong xây dựng đời sống và phát triển kinh tế. Để có được kết quả đó, Ngân hàng Chính sách phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền… và đặc biệt là phát huy vai trò của các điểm giao dịch xã trong công tác giải ngân cho vay và quản lý, sử dụng vốn.
Để thực hiện cho vay đảm bảo đúng đối tượng, công tác bình xét phải công bằng, công khai; đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả phải giám sát, theo dõi quá trình sử dụng vốn… Chính vì vậy, để các chương trình vốn thực sự phát huy hiệu quả trong dân, Ngân hàng Chính sách tỉnh, các phòng giao dịch cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để triển khai thực hiện cho vay vốn các chương trình. Theo đó, các tổ chức hội thu nợ, thu lãi, theo dõi hộ vay sử dụng vốn… Chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền các chế độ chính sách, bình xét hộ vay chính xác…, đồng thời giám sát hoạt động của Ngân hàng Chính sách trên địa bàn. Các điểm giao dịch xã chính là nơi hội tụ của Ngân hàng, các tổ chức hội, chính quyền địa phương và nhân dân cùng thực hiện quyền, nghĩa vụ trong thực hiện các chương trình vốn tại địa phương. Trước hết, tại các điểm giao dịch xã, Ngân hàng Chính sách công khai các chế độ, chính sách, công khai danh sách hộ gia đình được giải ngân vay và dư nợ vốn, thông báo các quy định mới về các chương trình tín dụng… thông qua bảng thông báo. Đây không chỉ là phương tiện để công khai, minh bạch các chương trình vốn, mà còn là một hình thức tuyên truyền hiệu quả giúp nhân dân nắm rõ các quy định và nâng cao hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của từng chương trình vay, nâng cao ý thức trách nhiệm của các đối tượng sử dụng vốn.
Giao dịch tín dụng ở ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương- Chi nhánh Lạng Sơn
Hiện nay, các điểm giao dịch xã thực hiện giao dịch theo lịch cố định, một ngày/ tháng. Tại các ngày giao dịch, cán bộ Ngân hàng trực tiếp giải ngân, thu vốn, giải đáp những vướng mắc, khó khăn cho người dân; các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay đến vay vốn hoặc trả vốn. Sau các buổi giao dịch này, cán bộ ngân hàng, cán bộ các tổ chức hội, cán bộ xã họp để giải quyết những tồn tại, đúc rút kinh nghiệm và cùng đưa ra những giải pháp thực hiện các chương trình vốn phù hợp và hiệu quả tại địa phương… Từ những hoạt động như vậy, các điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho ban giảm nghèo xã, các tổ chức nhận ủy thác và Ngân hàng Chính sách được thường xuyên tiếp xúc với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Qua đó, đưa ra các giải pháp cụ thể như: lồng ghép tuyên truyền về các dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả… để hỗ trợ các đối tượng vay vốn đầu tư phát triển kinh tế. Các điểm giao dịch xã còn có một vai trò vô cùng quan trọng, đó là tạo điều kiện cho nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách trên địa bàn. Đồng thời, điểm giao dịch xã giúp hạn chế tối đa những sai sót, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Hoạt động điểm giao dịch còn đảm bảo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho nhân dân…
Hàng năm, Ngân hàng luôn quan tâm mở rộng và củng cố các điểm giao dịch. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 215 điểm giao dịch xã, trong đó năm 2010 mở thêm 17 điểm giao dịch mới. Để không ngừng phát huy vai trò của các điểm giao dịch xã, Ngân hàng cập nhật thường xuyên các bản tin về chế độ, chính sách, văn bản mới… và thông báo kịp thời trên các bảng thông báo. Bên cạnh đó, Ngân hàng, các tổ chức hội chấp hành nghiêm lịch giao dịch theo thời gian đã quy định. Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình tín dụng, tiếp tục góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Lâm Như
Ý kiến ()