LSO-Trong hoạt động ngân hàng, giải ngân vốn nhanh, đúng đối tượng là giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư kịp thời cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn là đảm bảo an toàn nguồn vốn, tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay mới. Để phát huy tối đa vòng quay của nguồn vốn, đem lại hiệu quả cao về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đình Lập đã luôn làm tốt công tác thu nợ, thu lãi trên địa bàn. Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Đình LậpBên cạnh công tác giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, phòng giao dịch huyện quan tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên, đặc biệt là phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để triển khai nhiệm vụ thu nợ, thu lãi hàng tháng. Năm 2011, phòng giao dịch đã phối hợp, tổ chức được 24 lớp tập huấn về nghiệp vụ...
LSO-Trong hoạt động ngân hàng, giải ngân vốn nhanh, đúng đối tượng là giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư kịp thời cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn là đảm bảo an toàn nguồn vốn, tạo nguồn vốn tiếp tục cho vay mới. Để phát huy tối đa vòng quay của nguồn vốn, đem lại hiệu quả cao về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đình Lập đã luôn làm tốt công tác thu nợ, thu lãi trên địa bàn.
Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Đình Lập
Bên cạnh công tác giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, phòng giao dịch huyện quan tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên, đặc biệt là phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để triển khai nhiệm vụ thu nợ, thu lãi hàng tháng. Năm 2011, phòng giao dịch đã phối hợp, tổ chức được 24 lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ ban xóa đói giảm nghèo cấp xã, cán bộ tổ chức hội và tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn; trực tiếp hướng dẫn lưu trữ, sắp xếp hồ sơ lưu tại các tổ chức hội cấp xã, tổ tiết kiệm và vay vốn; tổ chức họp giao ban với các tổ chức hội cấp huyện; họp với chính quyền, tổ chức hội cấp xã ngay sau các buổi giao dịch tại điểm giao dịch… Từ đó, các tổ chức hội, chính quyền địa phương, các tổ vay vốn ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Bà Sầm Thị Vui, Chủ tịch UBND xã Đình Lập, một trong những xã có dư nợ lớn và sử dụng vốn có hiệu quả tâm sự: “Xã có hai tổ chức là Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên tín chấp với số vốn hơn 10 tỷ đồng. Trong quá trình quản lý tình hình sử dụng vốn, Ngân hàng Chính sách huyện, Ban giảm nghèo xã và các hội, đoàn thể luôn phối hợp tốt, họp giao ban để giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp vay thiếu trách nhiệm, gặp rủi ro… Nhờ phối hợp quản lý tốt nguồn vốn đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của các hộ sử dụng vốn, không xảy ra tình trạng lãi tồn đọng, nợ quá hạn trên địa bàn. Nhờ đó năm 2011, xã đã giảm được 52 hộ nghèo”. Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình cho vay vốn ưu đãi trên địa bàn huyện là hơn 88,3 tỷ đồng, số khách hàng vay 4.350 hộ, đạt dư nợ bình quân 24,7 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn cho vay chủ yếu được các hộ tập trung đầu tư trồng thông, bạch đàn, trồng cây ăn quả, các cây công nghiệp khác như thuốc lá, chè… và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Qua kiểm tra, giám sát, các tổ vay vốn, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả rõ rệt. Chỉ có một số ít hộ còn tồn lãi, nợ quá hạn do điều kiện quá khó khăn, gặp rủi ro trong sản xuất nên chưa trả đúng hạn. Do đầu tư đúng hướng, nguồn vốn đã thực sự phát huy hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở cả 12 xã, thị trấn. Từ đó, giảm đáng kể nợ khoanh, tăng tỷ lệ thu nợ quá hạn, đưa doanh số thu nợ đến nay đạt trên 13 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn thành thu lãi đạt 100% kế hoạch.
Ông Lý Thế Công, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho biết: có được những kết quả trên còn có sự chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trong mọi hoạt động của phòng giao dịch. Đó là Ban đại diện thường xuyên ban hành các nghị quyết, quyết định, văn bản kịp thời để tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Ban đại diện cấp trên; tham mưu cho UBND huyện về chỉ đạo các ban, ngành, các tổ chức hội và chính quyền các xã, thị trấn phối hợp tốt với Ngân hàng trong công tác cho vay vốn. Việc xây dựng kế hoạch tín dụng cũng được chỉ đạo sát sao, thực hiện khảo sát chặt chẽ nhu cầu vay vốn từ các thôn, bản của UBND xã, thị trấn gửi huyện. Công tác phân bổ chỉ tiêu nguồn vốn cho các xã, thị trấn đảm bảo đúng thời gian, đúng đối tượng. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, qua đó đôn đốc thu nợ, thu lãi kịp thời, quản lý tốt nguồn vốn từ cơ sở.
Lâm Như
Ý kiến ()