Như vậy, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn ở các xã, thị trấn là do các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở hoạt động cầm chừng, các tổ trưởng chưa thực sự nhiệt tình với công việc. Để khắc phục, huyện cần phải tập trung nâng cao năng lực hoạt động của các tổ và hơn hết là nâng cao trách nhiệm của các tổ trưởng trong thực hiện ủy nhiệm quản lý vốn. Hiện nay, huyện có trên 250 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động ở các thôn, bản, trong đó có nhiều tổ hoạt động không chất lượng. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tăng cường phối hợp với các tổ chức hội từ cấp huyện đến cấp xã, tiến hành công tác rà soát, đánh giá hoạt động của các tổ, qua đó sắp xếp và từng bước củng cố, kiện toàn lại các tổ hoạt động yếu kém. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ trưởng trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là làm tốt vai trò động viên, đôn đốc các hộ vay chấp hành trả nợ, trả lãi đúng kì... Bên cạnh đó, Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về mục đích, ý nghĩa của các chương trình tín dụng, qua đó người dân có ý thức, trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế.
LSO-Trong khi nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đang phát huy hiệu quả kinh tế, tích cực góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều địa phương, thì ở huyện Chi Lăng, nhiều xã vẫn còn “lãng phí” nguồn vốn, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Trước thực tế như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tăng cường công tác phối hợp, củng cố, kiện toàn lại các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
|
Phát triển chăn nuôi bò ở xã vùng 3 Hữu Kiên, huyện Chi Lăng Ảnh: Thế Bảo |
Ở xã Vân An, số hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 51% tổng số hộ dân toàn xã, song dư nợ vốn vay ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế lại rất ít, chỉ hơn 1,7 tỷ đồng (nhiều xã trên địa bàn tỉnh có dư nợ vốn phát triển sản xuất trên 4 tỷ đồng). Nguồn vốn tín chấp đã ít, người dân lại chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn nên việc trả nợ, trả lãi hàng tháng trở nên khó khăn. Tình trạng đó không chỉ do “lỗi” của người dân, mà còn do các hội, đoàn thể xã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ uỷ thác vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động rất yếu kém, mặc dù đã được ngân hàng tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn hàng năm, nhưng vẫn chưa nắm được nội dung công việc trong hợp đồng uỷ nhiệm thu nợ, thu lãi; quy chế hoạt động của các tổ không được triển khai đúng quy định… Do hoạt động yếu kém, không theo dõi, đôn đốc kịp thời, các hộ vay thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn dẫn đến việc trả nợ, trả lãi chậm. Hiện nay, xã có tới 5 tổ tiết kiệm và vay vốn không chấp hành trả nợ, trả lãi đúng kì, đó là các tổ: Nguyễn Văn Tủ thôn Khòn Nạo, Lăng Văn Thèn thôn Tà Sản, La Thị Tuyết thôn Nà Thưa, Lăng Văn Voòng thôn Túng Mẩn và tổ Hoàng Văn Chiến thôn Làng Giông. Tình trạng không chấp hành trả vốn, trả lãi, gây tồn đọng lãi, nợ quá hạn còn tồn tại ở nhiều địa bàn xã khác như Bằng Mạc, Vạn Linh, Y Tịch…. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xâm tiêu vẫn chưa được xử lý như ở thị trấn Đồng Mỏ, xã Bắc Thuỷ, Quan Sơn, Bằng Hữu…
Như vậy, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn ở các xã, thị trấn là do các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở hoạt động cầm chừng, các tổ trưởng chưa thực sự nhiệt tình với công việc. Để khắc phục, huyện cần phải tập trung nâng cao năng lực hoạt động của các tổ và hơn hết là nâng cao trách nhiệm của các tổ trưởng trong thực hiện ủy nhiệm quản lý vốn. Hiện nay, huyện có trên 250 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động ở các thôn, bản, trong đó có nhiều tổ hoạt động không chất lượng. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tăng cường phối hợp với các tổ chức hội từ cấp huyện đến cấp xã, tiến hành công tác rà soát, đánh giá hoạt động của các tổ, qua đó sắp xếp và từng bước củng cố, kiện toàn lại các tổ hoạt động yếu kém. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ trưởng trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là làm tốt vai trò động viên, đôn đốc các hộ vay chấp hành trả nợ, trả lãi đúng kì… Bên cạnh đó, Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về mục đích, ý nghĩa của các chương trình tín dụng, qua đó người dân có ý thức, trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế.
Lâm Như
Ý kiến ()