Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh nỗ lực vì hộ nghèo
LSO-Lạng Sơn ta là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, nhất là ở những thôn, xã vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo cao. Chính vì vậy, chương trình vốn ưu đãi của Chính phủ về cho vay hộ nghèo đã được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Nỗ lực vì hộ nghèo trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã phát huy vai trò tham mưu, triển khai thực hiện tốt chương trình vốn hộ nghèo trên địa bàn, giúp hộ nghèo có vốn đầu tư sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.Ngân hàng CSXH huyện Chi Lăng giao dịch tại xã Bắc Thủy (Chi Lăng)Thực hiện chương trình vốn này, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã chú trọng công tác phối hợp với các ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể. Từ đó, Ngân hàng đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách vốn, tập huấn, củng cố các tổ vay vốn..., đồng thời, thường xuyên bám nắm danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, tình hình sử dụng vốn của hộ...
LSO-Lạng Sơn ta là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, nhất là ở những thôn, xã vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo cao. Chính vì vậy, chương trình vốn ưu đãi của Chính phủ về cho vay hộ nghèo đã được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Nỗ lực vì hộ nghèo trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã phát huy vai trò tham mưu, triển khai thực hiện tốt chương trình vốn hộ nghèo trên địa bàn, giúp hộ nghèo có vốn đầu tư sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.
Với sự nỗ lực trong thực hiện công tác phối hợp, tuyên truyền… và giải ngân, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách đã đưa nguồn vốn hộ nghèo đến tận tay người nghèo ở khắp các thôn, bản, khối phố. Ông Trần Việt Sơn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết: Hàng năm, Ngân hàng không chỉ chủ động xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn, mà còn thường xuyên bám nắm tình hình sử dụng vốn ở mỗi địa phương để tham mưu, xây dựng phương án xin cấp bổ sung nguồn vốn. Và nguồn vốn để hộ nghèo sản xuất không ngừng tăng lên theo từng năm, như năm 2012 tăng 90 tỷ đồng, hiện dư nợ hộ nghèo đạt 718,7 tỷ đồng. Có vốn, các hộ nghèo tăng cường đầu tư các phương tiện như: máy cày, máy bơm, máy xay xát… phục vụ sản xuất, làm nên nhiều mô hình chăn nuôi, trồng rừng. Qua 10 năm đồng hành cùng hộ nghèo, nguồn vốn đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần đổi mới ở nhiều thôn quê trong toàn tỉnh. Để thực hiện kế hoạch tổng dư nợ cuối năm 2012 đạt trên 722 tỷ đồng, Ngân hàng đang tăng tốc trong công tác thu các khoản nợ đến hạn, tiếp tục giải ngân mới đối với các hộ nghèo xin vay vốn.
Lâm Như
Ý kiến ()