LSO-Trong những năm qua, diện mạo kinh tế, xã hội ở khắp các thôn, bản trên địa bàn huyện Văn Lãng đã từng ngày đổi mới, phát triển. Đời sống của bà con nhân dân được cải thiện, nâng cao đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục… Có được sự đổi mới đó là nhờ những đóng góp rất tích cực của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trong việc phối hợp đưa các chương trình tín dụng cho vay vốn ưu đãi đến người dân. Hoạt động giao dịch tín dụng tại xã Tân MỹĐược giao nhiệm vụ điều hòa nguồn vốn cho vay ưu đãi trên địa bàn, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Lãng luôn tham mưu kịp thời cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn hàng năm; chủ động phối hợp tuyên truyền, giải ngân vốn đến tận các thôn, bản, hộ dân. Để thực hiện có hiệu quả các chương trình vốn, trong suốt hành trình 10 năm qua, Ngân hàng đã đặc biệt quan tâm công tác phối hợp với các tổ chức chính...
LSO-Trong những năm qua, diện mạo kinh tế, xã hội ở khắp các thôn, bản trên địa bàn huyện Văn Lãng đã từng ngày đổi mới, phát triển. Đời sống của bà con nhân dân được cải thiện, nâng cao đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục… Có được sự đổi mới đó là nhờ những đóng góp rất tích cực của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trong việc phối hợp đưa các chương trình tín dụng cho vay vốn ưu đãi đến người dân.
Hoạt động giao dịch tín dụng tại xã Tân Mỹ
Được giao nhiệm vụ điều hòa nguồn vốn cho vay ưu đãi trên địa bàn, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Lãng luôn tham mưu kịp thời cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn hàng năm; chủ động phối hợp tuyên truyền, giải ngân vốn đến tận các thôn, bản, hộ dân. Để thực hiện có hiệu quả các chương trình vốn, trong suốt hành trình 10 năm qua, Ngân hàng đã đặc biệt quan tâm công tác phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác vốn. Ông Nguyễn Thế Quyền, Giám đốc phòng giao dịch huyện cho biết: Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay thông qua ủy thác trên địa bàn luôn chiếm trên 99% tổng dư nợ. Thực hiện 6/9 công đoạn ủy thác vốn, các tổ chức hội, đoàn thể đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, bình xét hộ vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi và quản lý vốn. Trong 10 năm, Ngân hàng đã phối hợp thực hiện được hàng trăm cuộc tuyên truyền đưa chính sách vốn đến các hội viên, hộ dân; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay được 119 lượt xã, 251 lượt tổ và 485 hộ vay vốn; phối hợp đôn đốc thu hồi nợ, lãi, nợ quá hạn hàng tháng… Đặc biệt, thông qua công tác phối hợp, Ngân hàng không những bám sát được tình hình sản xuất, kinh doanh mà còn nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các hộ vay vốn để kịp thời có các biện pháp khắc phục những khó khăn trong quản lý vốn, giúp các hộ tiếp tục sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ như vậy, hàng năm, Ngân hàng thu nợ, thu lãi đạt kế hoạch, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống 0,59% tổng dư nợ. Công tác giải ngân vốn kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích. Dư nợ tăng trưởng cao, tổng doanh số vốn giải ngân từ năm 2003- 2012 là 240,157 tỷ đồng, với gần 16 nghìn lượt hộ được vay vốn; tổng dư nợ vốn đạt hơn 131 tỷ đồng, tăng 119,83 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003. Nguồn vốn đã giúp các hộ nghèo vươn lên trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn: hơn 1.300 hộ nghèo đã thoát nghèo nhờ vốn vay, trên 2.400 hộ gia đình tăng thêm thu nhập, tăng nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ có thu nhập cao… Riêng từ chương trình vốn giải quyết việc làm, huyện có 712 lao động nông thôn được tạo việc làm mới, trong đó có nhiều dự án có hiệu quả cao như: Dự án của Trương Kiến Tri, thôn Lũng Vài, xã Trùng Quán sản xuất gạch bê tông cho thu nhập 150- 200 triệu đồng/năm, đang giải quyết việc làm cho 15 lao động; dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ sửa chữa, làm lốp xe ô tô của Nguyễn Duy Nam, xã Hoàng Việt thu nhập đến 120 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5-10 lao động… Hành trình 10 năm nỗ lực đưa các chương trình vốn ưu đãi vào sản xuất, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Lãng đã giúp các hộ dân vươn lên xây dựng đời sống ngày càng khấm khá, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống chỉ còn hơn 26%. Bên cạnh những hiệu quả thấy rõ bằng những con số, các chương trình vốn còn đem lại nhiều hiệu ứng xã hội, đó là làm thay đổi tư duy sản xuất, phương thức sản xuất của bà con nông dân (sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật…). Mặt khác, từ khi thực hiện các chương trình vốn, các hộ dân tăng cường mối liên kết hơn trong sản xuất, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội tại các địa phương.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả đó trong những năm tiếp theo, hiện phòng giao dịch tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác vốn, các ngành liên quan, chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách tín dụng; không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng các điểm giao dịch, các tổ tiết kiệm và vay vốn và sẽ đầu tư vốn có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vốn vào vùng có dự án trên địa bàn. Từ đó, thực hiện mục tiêu đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn và ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.
Lâm Như
Ý kiến ()